Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập GDCD lớp 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 8 Bài 4 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
Câu 1 trang 15 sách bài tập GDCD 8: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.
Câu hỏi trang 15 sách bài tập GDCD 8: Những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội được gọi là gì?
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu hỏi trang 15 sách bài tập GDCD 8: Hành vi nào dưới đây thể hiện rõ nhất việc bảo vệ lẽ phải?
A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.
B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.
D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu hỏi trang 15 sách bài tập GDCD 8: Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của bảo vệ lẽ phải?
A. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
D. Đem lại nhiều lợi ích cho người có quyền hành trong xã hội.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 2 trang 16 sách bài tập GDCD 8: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về bảo vệ lẽ phải? Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn và giải thích ý nghĩa của một trong số những câu tục ngữ, thành ngữ đó.
D. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
Lời giải:
- Những câu tục ngữ, thành ngữ nói về bảo vệ lẽ phải là: B; D
- Giải thích ý nghĩa:
+ “Nói phải củ cải cũng nghe': Nói phải, đúng lí lẽ thì ai cũng phải chấp nhận.
+“Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành”: Sống ngay thẳng, trung thực thì sẽ vượt qua được mọi khó khăn, thử thách. '
Câu 3 trang 16 sách bài tập GDCD 8: Những việc làm dưới đây bảo vệ lẽ phải hay không bảo vệ lẽ phải? Vì sao? (Đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích vì sao)
Lời giải:
Việc làm |
Bảo vệ lẽ phải |
Không bảo vệ lẽ phải |
Giải thích |
A. Biết lắng nghe, phân tích inorigid đúng, sai và đưa ra ý kiến của bản thân. |
x |
Muốn bảo vệ lẽ phải, cần có hiểu biết và chính kiến |
|
B. Chấp hành nội quy nơi mình sinh sống, học tập và làm việc. |
x |
Chấp hành nội quy là một biểu hiện của bảo vệ lẽ phải. |
|
C. Chỉ làm những điều mình thích. |
x |
Có những điều mình muốn, mình thích nhưng trái với lợi ích cộng đồng. |
|
D. Làm trái với những quy định rin số của pháp luật vì cho rằng những quy định đó không có lợi cho bản thân mình. |
x |
Khi lợi ích của bản thân mình trái với quy định của pháp luật thì đó là lợi ích không phù hợp với lẽ phải. |
|
E. Phê phán, lên án những việc nối lớn nhất nhất hiện nhanh làm sai trái. |
x |
Đây là một trong những biểu hiện của bảo vệ lẽ phải. |
|
G. Bênh vực, bảo vệ những gì có lợi cho bản thân mình. |
x |
Có những cái có lợi cho bản thân mình nhưng bất lợi cho cộng đồng. |
|
H. Lắng nghe ý kiến mọi người nhưng sẵn sàng tranh luận để bảo vệ lẽ phải. |
x |
Đây là biểu hiện của bảo vệ lẽ phải. |
Câu 4 trang 17 sách bài tập GDCD 8: Em sẽ xử lí như thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?
b) Em nghe thấy một bạn nói xấu bạn khác, trong khi em biết sự thật không phải như vậy.
d) Bạn thân của em mắc khuyết điểm, bạn muốn em không nói với ai.
Lời giải:
- Xử lí tình huống a)
+ Khi biết chắc chắn rằng ý kiến của mình là đúng nhưng đa số các bạn khác lại khẳng định là sai, em sẽ dùng lí lẽ, phân tích để bảo vệ ý kiến của mình một cách thuyết phục;
+ Nếu các bạn vẫn khăng khăng bảo em sai, em sẽ nhờ thầy, cô giáo phân tích, giảng giải.
- Xử lí tình huống b)
+ Nghe thấy một bạn nói xấu bạn khác, trong khi sự thật không phải là như vậy, em sẽ lên tiếng bênh vực cho bạn bị nói xấu đó;
+ Nếu bạn đó vẫn tiếp tục nói xấu bạn, em sẽ khéo léo nói cách nào đó để bạn bị nói xấu lên tiếng thanh minh cho mình trước các bạn (nếu có chứng cứ cụ thể thì càng tốt).
- Xử lí tình huống c) Em sẽ:
+ Em sẽ nhanh chóng tìm người lớn để báo sự việc, nhờ người lớn can thiệp; + Em tìm cách để đưa bé tránh xa người đàn ông đó;
+ Nếu có điện thoại thông minh, em sẽ tìm cách chụp lại hành động của người đàn ông làm bằng chứng rồi tìm người lớn hỗ trợ để ngăn chặn hành động của ông ta lại.
- Xử lí tình huống d) Em sẽ khuyên nhủ và giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. Nếu bạn vẫn tiếp tục mắc khuyết điểm, em sẽ tìm cách nói với thầy, cô giáo hoặc bố mẹ bạn để bạn không mắc khuyết điểm nữa.
Câu 5 trang 18 sách bài tập GDCD 8: Em có lời khuyên gì dành cho bạn?
a) T luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
b) H luôn tìm mọi cách để làm hài lòng những người xung quanh.
c) Đ luôn phê phán những ai không cùng quan điểm với mình.
Lời giải:
- Trường hợp a) Khuyên T: Không phải mọi ý kiến của mình đều đúng. Vì vậy, cần biết phân tích xem ý kiến nào của mình đúng để bảo vệ, ý kiến nào sai để sửa.
- Trường hợp b) Khuyên H: Người xung quanh không phải bao giờ cũng đúng. Bởi vậy, mình không nhất thiết phải làm hài lòng những người có thái độ, hành vi sai.
- Trường hợp c) Khuyên Đ: Không phải mọi quan điểm của mình đều đúng. Nếu có người không cùng quan điểm với mình, cần bình tĩnh lắng nghe, tiếp thu nếu điểm của mình sai; phân tích thấu đáo để họ hiểu và chấp nhận nếu quan điểm của mình đúng.
- Trường hợp d) Khuyên M: Nếu im lặng, dần dần các việc làm sai trái đó sẽ dẫn đến những hậu quả xấu cho mọi người và cả bản thân mình.
Câu 6 trang 18 sách bài tập GDCD 8: Hãy bày tỏ suy nghĩ của em về các quan điểm dưới đây:
b) Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận.
Lời giải:
- Suy nghĩ về quan điểm a) Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích cộng đồng. Bởi vậy, không phải lẽ phải nào cũng thuộc về kẻ mạnh.
- Suy nghĩ về quan điểm b) Những điều không rõ ràng là những điều chưa được chứng minh. Muốn thừa nhận một điều gì đó, cần có sự phân tích thấu đáo, có lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng, không hồ đồ.
Câu 7 trang 19 sách bài tập GDCD 8: Hãy viết về một tấm gương bảo vệ lẽ phải mà em biết. Em học được điều gì từ tấm gương đó?
Lời giải:
(*) Tham khảo: tấm gương thầy Chu Văn An
CHU VĂN AN VÀ THẤT TRẢM SỚ
Chu Văn An (1292 - 1370), người Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội), là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần. Chu Văn An tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, không cầu lợi lộc. Ông được vua Minh Tông mời làm Quốc Tử giám tư nghiệp, dạy thái tử học. Đến đời vua Dụ Tông, vua ham chơi, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước. Chu Văn An khuyên can nhưng vua không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là “Thất trảm sở”.
Sau khi dâng “Thất trảm sớ” nhưng không được vua trả lời, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chi Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học. Dù ở xa, nhiều học trò cũ làm quan vẫn về thăm ông. Khi học trò về thăm, ai làm điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Điều này khiến học trò càng thêm kinh mến.
(*) Bài học: luôn tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.