Bài tập 7 trang 21 SBT GDCD 8: Em hãy trình bày suy nghĩ, ý kiến của em về các quan điểm dưới đây
STT |
Quan điểm |
Suy nghĩ, ý kiến của em |
1 |
Chỉ những người làm việc trong Toà án, Viện kiểm sát mới cần phải bảo vệ lẽ phải. |
|
2 |
Học sinh còn nhỏ thì chưa thể bảo vệ lẽ phải. |
|
3 |
Người bảo vệ lẽ phải sẽ là người chịu thiệt thòi. |
|
4 |
Việc bảo vệ lẽ phải cần được thể hiện ở cả lời nói và hành động. |
|
5 |
Học sinh cần phải biết bảo vệ lẽ phải. |
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
Bài tập 6 trang 21 SBT GDCD 8: Em đồng ý hay không đồng ý với các suy nghĩ, việc làm dưới đây? Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích tại sao
STT |
Suy nghĩ, việc làm |
Đồng ý |
Không đồng ý |
Giải thích |
1 |
Bạn A là lớp trưởng, bạn ấy thường bỏ qua các vi phạm, khuyết điểm của những bạn chơi thân với mình. |
|
|
|
2 |
Trong đợt bầu chọn học sinh tiêu biểu, bạn H nghĩ rằng, chỉ nên bầu cho những bạn đủ tiêu chuẩn. |
|
|
|
3 |
Bạn N biết việc làm của bạn M đối với bạn L là không đúng, nhưng bạn N vẫn coi như không biết gì vì bạn ấy và M là họ hàng với nhau. |
|
|
|
4 |
Gia đình bạn T luôn chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật ở địa phương nơi sinh sống. |
|
|
|
5 |
Bạn K động viên bạn Q nên nói ra sự thật mà bạn ấy đã được chứng kiến. |
|
|
|
6 |
Bạn B không muốn đưa ra chính kiến của mình trong những cuộc thảo luận của lớp. |
|
|
|
7 |
Trong một lần tranh luận, mặc dù biết ý kiến của bạn A là đúng, nhưng để tránh mâu thuẫn với bạn M, bạn V đã chọn cách im lặng. |
|
|
|
8 |
Để bảo vệ lợi ích của người thân, trước Toà án, ông H đã không nói ra hết sự thật mà ông biết. |
|
|
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
Bài tập 4 trang 20 SBT GDCD 8: Em hãy đọc các câu tục ngữ dưới đây và khoanh tròn vào những câu có ý nghĩa khuyên chúng ta phải biết tuân thủ các quy định, giữ gìn các chuẩn mực, đấu tranh chống lại cái sai, bảo vệ cái tốt, cái đúng
A. Ăn ngay ở thẳng chẳng sợ mất lòng.
B. Cháy nhà mới ra mặt chuột.
C. Cây ngay không sợ chết đứng.
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
E. Có qua có lại mới toại lòng nhau.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
Bài tập 8 trang 19 SBT GDCD 8: Em hãy xử lí các tình huống sau
Tình huống 1. Bạn M là một tấm gương chăm chỉ trong học tập và lao động. Mọi người ai cũng khâm phục bạn ấy, nhưng bạn H lại cho rằng, gia đình của bạn M khó khăn nên mới phải cần cù, chăm chỉ, còn gia đình mình thì khá giả nên không cần phải như vậy.
Câu hỏi:
Nếu em là bạn của bạn H, em sẽ nói gì với bạn ấy?
Tình huống 2. Bạn T nhất định chỉ làm bài theo cách cô giáo đã hướng dẫn, còn bạn M lại luôn thích tìm tòi những cách giải mới. Điều này đã khiến hai bạn thường xuyên xảy ra tranh luận trong quá trình học nhóm.
Câu hỏi:
Nếu em là bạn chung nhóm của bạn T và bạn M, em sẽ làm gì?
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
Bài tập 7 trang 18 SBT GDCD 8: Em hãy khoanh tròn vào những việc làm thể hiện tính cần cù, sáng tạo trong lao động dưới đây
A. Nhà bạn H có nghề làm nón thủ công, bạn ấy luôn tìm cách để tạo ra những chiếc nón vừa bền vừa đẹp.
B. Bạn N chỉ làm việc khi có bố mẹ ở nhà và không bao giờ bạn làm khác những gì đã được hướng dẫn.
C. Khi tìm hiểu về bất cứ vấn đề gì, bạn M luôn đặt ra những câu hỏi “vì sao” và tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình.
D. Bạn T rất hứng thú với việc tìm ra cách giải mới cho những bài tập mà thầy cô giao.
E. Bạn D luôn cố gắng hoàn thành tất cả các bài tập về nhà.
G. Ngoài học tập, bạn T thường xuyên chủ động làm việc nhà.
H. Bạn Y chỉ dành thời gian cho học tập và vui chơi, không tham gia làm bất cứ công việc nào khác.
I. Bạn X rất thích làm bánh, bạn ấy luôn tìm tòi, thử nghiệm để làm ra những hương vị mới.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
Bài tập 6 trang 17 SBT GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm nào sau đây? Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích tại sao
STT |
Quan điểm |
Đồng ý |
Không đồng ý |
Giải thích |
1 |
Lao động cần cù, chăm chỉ là đủ, không cần phải sáng tạo. |
|
|
|
2 |
Làm việc gì cũng phải sáng tạo, tìm tòi cách làm mới. |
|
|
|
3 |
Cần cù có thể do rèn luyện mà có, còn sáng tạo là năng lực bẩm sinh. |
|
|
|
4 |
Chỉ những học sinh thông minh, học giỏi mới có khả năng sáng tạo trong lao động. |
|
|
|
5 |
Học sinh chưa có khả năng sáng tạo. |
|
|
|
6 |
Người càng cần cù, sáng tạo thì càng vất vả vì phải làm nhiều việc. |
|
|
|
7 |
Chỉ những người làm việc trong lĩnh vực khoa học mới cần sáng tạo. |
|
|
|
8 |
Cần cù, sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong thời đại ngày nay. |
|
|
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
Câu 4 trang 16 SBT GDCD 8: Để trở thành người cần cù, sáng tạo trong lao động, học sinh cần làm gì?
A. Nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
B. Trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô.
C. Luôn tìm tòi, đổi mới cách thức làm việc.
D. Chăm chỉ học tập, PHẦN VẬN DỤNG những điều đã biết vào cuộc sống.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
Câu 3 trang 16 SBT GDCD 8: Cần cù, sáng tạo trong lao động sẽ mang lại cho chúng ta những lợi ích gì?
A. Mất nhiều thời gian, công sức, có khi không mang lại hiệu quả.
B. Giúp nâng cao hiểu biết, rèn luyện kĩ năng.
C. Giúp tiết kiệm được thời gian, công sức,...
D. Giúp đạt hiệu quả cao trong công việc.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
Câu 2 trang 16 SBT GDCD 8: Sáng tạo là
A. làm việc một cách miệt mài, thường xuyên.
B. sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt công việc của mình.
C. làm việc một cách tích cực khi có sự nhắc nhở của bố mẹ, thầy cô.
D. say mê nghiên cứu, tìm tòi trong lao động.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
Câu 1 trang 16 SBT GDCD 8: Cần cù là:
A. chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên trong công việc.
B. tìm tòi cách thức giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả.
C. làm việc theo cảm hứng.
D. làm việc khi có sự nhắc nhở của người khác.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
Bài tập 9 trang 15 SBT GDCD 8: Em hãy tìm hiểu và thiết kế sản phẩm giới thiệu về những nét văn hoá đặc sắc của một quốc gia mà em yêu thích
Gợi ý: Hình thức thể hiện thông qua các sản phẩm như: video clip, tranh vẽ hoặc một bài thuyết trình,...
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Bài tập 8 trang 14 SBT GDCD 8: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Bạn H cho rằng, để đưa đất nước phát triển, Việt Nam chỉ nên làm bạn với các nước phát triển, bởi vì những nước phát triển thì mới có nhiều điều hay để mình học hỏi. Bạn M không đồng tình với ý kiến của bạn H nhưng chưa biết giải thích với bạn ấy như thế nào.
Câu hỏi: Nếu là bạn M, em sẽ nói gì với bạn H?
Tình huống 2. Bạn S chỉ thích xem phim Trung Quốc, bạn B thích xem phim Hàn Quốc, bạn N lại thích xem phim của các nước châu Mỹ. Thế nhưng, bạn D lại cho rằng, người châu Á thì chỉ nên xem phim của các nước châu Á và tốt nhất người Việt Nam chỉ nên xem phim Việt Nam. Điều này đã khiến bốn bạn xảy ra tranh luận với nhau.
Câu hỏi: Nếu là bạn của bốn bạn ấy và chứng kiến cuộc tranh luận này, em sẽ nói gì với các bạn?
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Bài tập 7 trang 13 SBT GDCD 8: Em đồng ý hay không đồng ý với các suy nghĩ, việc làm dưới đây? Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích tại sao?
STT |
Suy nghĩ, việc làm |
Đồng ý |
Không đồng ý |
1 |
Tham dự các buổi giao lưu văn hoá nghệ thuật của các quốc gia nếu có điều kiện. |
|
|
2 |
Tìm hiểu trước những điều nên làm và không nên làm trước khi chuẩn bị đến một quốc gia khác. |
|
|
3 |
Người da đen là chủng người thấp kém nhất trong xã hội. |
|
|
4 |
Những điều tốt đẹp chỉ có ở các nước có nền kinh tế phát triển. |
|
|
5 |
Những nước kém phát triển cần nhanh chóng xoá bỏ đi các bản sắc văn hoá của dân tộc mình, tiếp thu toàn bộ văn hoá của các nước phát triển. |
|
|
6 |
Bất kì quốc gia nào cũng có những điều tốt đẹp mà ta có thể học hỏi. |
|
|
7 |
Chỉ dân tộc Việt Nam mới có những truyền thống tốt đẹp. |
|
|
8 |
Muốn giữ gìn được bản sắc văn hoá của dân tộc mình, nhất định không nên giao lưu văn hoá với bất cứ quốc gia nào. |
|
|
9 |
Người Việt chỉ cần học giỏi tiếng Việt là đủ. |
|
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Bài tập 5 trang 12 SBT GDCD 8: Em hãy giải ô chữ bằng các gợi ý dưới đây
Gợi ý:
1. Là cụm từ gồm 14 chữ cái, chỉ những người có khả năng sinh sống và làm việc ở nhiều quốc gia, có hiểu biết đa dạng về mọi mặt, có khả năng làm cầu nối về kiến thức, cơ hội phát triển để tạo nên giá trị hữu ích cho toàn nhân loại.
2. Là cụm từ 7 chữ cái, chỉ một xu thế lớn của thế giới hiện đại, có những tác động mạnh mẽ đến quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên sự chia sẻ về lợi ích.
3. Là cụm từ gồm 16 chữ cái, chỉ suy nghĩ, niềm tin, hành động cho rằng với những đặc điểm khác nhau (chủ yếu về nguồn gốc và ngoại hình) các nhóm người sẽ ở những đẳng cấp khác nhau, có chủng người vượt trội hơn những chủng người khác và vì thế họ được hưởng nhiều hơn những quyền lợi riêng biệt.
4. Là cụm từ 15 chữ cái, chỉ tất cả những gì thuộc về tự nhiên bao gồm địa hình, khí hậu, sông ngòi,... có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của một quốc gia, một vùng miền,...
5. Là cụm từ có 9 chữ cái, chỉ trạng thái của sự biến đổi theo chiều hướng tăng lên, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
6. Là cụm từ có 6 chữ cái, chỉ hành động mà các bên cùng nhau chung tay làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hoặc bất kì lĩnh vực nào để cùng hướng tới một mục tiêu chung.
7. Là cụm từ có 6 chữ cái, chỉ tính chất nhiều vẻ, nhiều dạng, với những biểu hiện khác nhau.
8. Là cụm từ gồm 8 chữ cái, chỉ toàn bộ những hoạt động trong sinh hoạt của con người được hình thành và tạo lập trong quá trình lịch sử và ổn định thành nền nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
* Ô từ khoá: Là cụm từ gồm 8 chữ cái, chỉ sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống văn hoá của mỗi người.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Bài tập 2 trang 10 SBT GDCD 8: Dựa vào các gợi ý dưới đây, em hãy đoán tên sự vật và tên quốc gia tương ứng bằng cách hoàn thiện bảng sau:
STT |
Gợi ý |
Tên sự vật |
Tên quốc gia |
1 |
Đây là một công trình kiến trúc bằng thép, nằm cạnh sông Seine, có chiều cao là 300 m, được khánh thành vào năm 1889, trở thành biểu tượng của “kinh đô ánh sáng. |
|
|
2 |
Đây là “bức tường dài vạn dặm” được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỉ V trước Công nguyên đến thế kỉ XVI. |
|
|
3 |
Đây là một công trình kiến trúc có tên ban đầu là Liên Hoa Đài, với lối kiến trúc độc đáo - một gian thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. |
|
|
4 |
Đây là quần thể các công trình cổ đại có hình chóp, bằng đá, hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các vị vua Pharaon và hoàng hậu. |
|
|
5 |
Đây là một quần thể đền đài và di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng 162,6 ha, nằm ở một đất nước thuộc khu vực Đông Nam Á, có biên giới giáp Việt Nam. |
|
|
6 |
Đây là một nhà hát có kiến trúc độc đáo, giống với hình con sò hay những cánh buồm no gió ra khơi. |
|
|
7 |
Đây là một toà tháp chuông, có độ nghiêng 3,97 độ. |
|
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Bài tập 10 trang 9 SBT GDCD 8: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè quốc tế về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Gợi ý: Hình thức thể hiện thông qua các sản phẩm như: video clip, tranh vẽ hoặc một bài thuyết trình,..
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Bài tập 8 trang 9 SBT GDCD 8: Có ý kiến cho rằng:“Thật đáng tự hào vì Việt Nam là một dân tộc có lịch sử hàng nghìn năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu hàng nghìn năm văn hiến ấy chỉ là một chương trong sách của môn học Lịch sử mà không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”.
Câu hỏi:
Là một người Việt Nam trẻ tuổi, em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Bài tập 7 trang 8 SBT GDCD 8: Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
(Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, 1986)
Câu hỏi:
- Theo em, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắn nhủ điều gì đến mọi người qua đoạn trích trên?
- Là chủ nhân tương lai của đất nước, em cần phải làm gì để có thể thực hiện lời nhắn nhủ trên của Bác Hồ?
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Câu 6 trang 5 SBT GDCD 8: Để thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam, học sinh cần thực hiện việc làm nào dưới đây?
A. Chán nản vì đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu.
B. Đề cao truyền thống của dân tộc mình, không tôn trọng truyền thống của dân tộc khác.
C. Tích cực tìm hiểu về các truyền thống của dân tộc Việt Nam.
D. Thực hiện những hành vi làm xấu hình ảnh của dân tộc.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Câu 5 trang 5 SBT GDCD 8: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?
A. Không quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
B. Trân trọng các giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc.
C. Giữ gìn và phát huy các hủ tục của dân tộc.
D. Xoá bỏ hoàn toàn truyền thống của dân tộc.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Câu 4 trang 5 SBT GDCD 8: Nội dung nào dưới đây không phù hợp với việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?
A. Trân trọng, hãnh diện về truyền thống của dân tộc mình.
B. Giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc.
C. Quảng bá hình ảnh, truyền thống, văn hoá của dân tộc ra thế giới.
D. Cổ xuý cho các hủ tục của quê hương.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Câu 3 trang 5 SBT GDCD 8: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?
A. Chê bai, xem thường những truyền thống lâu đời của dân tộc.
B. Tổ chức ma chay phức tạp, dài ngày.
C. Giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc.
D. Từ chối tham gia các hoạt động nhằm phát huy các truyền thống của dân tộc.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Câu 2 trang 5 SBT GDCD 8: Nội dung nào dưới đây thể hiện giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam?
A. Mang đến những giá trị to lớn về văn hoá, lịch sử, xã hội và kinh tế; là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước.
B. Giúp cho cá nhân luôn sẵn sàng học hỏi để có thể hoà nhập và phát triển, trở thành một công dân toàn cầu.
C. Giúp rèn luyện các kĩ năng, tiết kiệm thời gian và hướng đến việc đạt được hiệu quả cao trong công việc.
D. Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp; góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Câu 1 trang 5 SBT GDCD 8: Nội dung nào dưới đây không phải là truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam?
A. Yêu nước, thương nòi.
B. Đoàn kết, nhân nghĩa.
C. Hiếu học, tôn sư trọng đạo.
D. Tổ chức cưới hỏi linh đình.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Bài tập 5 trang 5 SBT GDCD 8: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về bài thơ Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam, tương truyền của Lý Thường Kiệt).
NAM QUỐC SƠN HÀ
(Sông núi nước Nam)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đằng hành khan thủ bại hư.
Dịch thơ
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
(Lê Thước - Nam Trân dịch, Thơ văn Lý - Trần, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, 1977)
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam