Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập GDCD lớp 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 8 Bài 4 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
Phần Củng cố
Bài tập 1 trang 20 SBT GDCD 8: Em hiểu thế nào là bảo vệ lẽ phải?
Lời giải:
Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo lẽ phải, không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
Bài tập 2 trang 20 SBT GDCD 8: Theo em, tại sao chúng ta cần phải bảo vệ lẽ phải?
Lời giải:
Việc bảo vệ lẽ phải giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp; góp phần bảo vệ cái đúng, cái tốt, đẩy lùi cái sai, cái xấu, để làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển; PHẦN CỦNG CỐ niềm tin của con người vào cộng đồng, pháp luật và lương tri.
Bài tập 3 trang 20 SBT GDCD 8: Em hãy cho biết để bảo vệ lẽ phải, học sinh cần có những lời nói, hành động cụ thể nào.
Lời giải:
- Học sinh cần thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
- Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.
Bài tập 4 trang 20 SBT GDCD 8: Em hãy đọc các câu tục ngữ dưới đây và khoanh tròn vào những câu có ý nghĩa khuyên chúng ta phải biết tuân thủ các quy định, giữ gìn các chuẩn mực, đấu tranh chống lại cái sai, bảo vệ cái tốt, cái đúng
A. Ăn ngay ở thẳng chẳng sợ mất lòng.
B. Cháy nhà mới ra mặt chuột.
C. Cây ngay không sợ chết đứng.
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
E. Có qua có lại mới toại lòng nhau.
Lời giải:
Chọn đáp án A, C, D
Bài tập 5 trang 21 SBT GDCD 8: Chọn một trong những câu tục ngữ với chủ đề về bảo vệ lẽ phải ở bài tập 4, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) để giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ đó
Lời giải:
Trong cuộc sống, lòng trung thực, ngay thẳng là một phẩm chất đáng quý không thể thiếu. Nhận thấy điều này, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm đó thành câu tục ngữ: 'Cây ngay không sợ chết đứng.
Xét về nghĩa đen“cây ngay” là cây có thân đứng thẳng, dẫu mưa bão cũng không thể quật ngã. Còn “chết đứng” là trạng thái khi cây mất hết sự sống ngay khi vẫn còn đứng tại vị trí mà nó đã sống và phát triển qua bao nhiêu năm đó. Vì thế “cây ngay” còn ẩn dụ cho con người ngay thẳng, không làm gì khuất tất. Qua hình ảnh đó , câu tục ngữ còn gửi gắm một tầng nghĩa khác đó là con người ngay thẳng, trung thực thì không sợ bất cứ điều khuất tất, nghi ngờ gì.
Đúng như ý nghĩa câu tục ngữ đề bài “Cây ngay không sợ chết đứng”, người trung thực ngay thẳng thì sẽ không cảm thấy sợ hãi điều gì. Theo các nhà tâm lý học, bản chất của con người là khi gian dối sẽ cảm thấy chột dạ. Có người biểu hiện rõ ràng qua thái độ cử chỉ, có những người “cao siêu” hơn thì trông bình tĩnh hơn song khi đem ra so sánh với người ngay thẳng, luôn luôn có điểm khác nào đó. Bởi khi gian dối, lương tâm chúng ta sẽ không được yên ổn mà luôn luôn thấp thỏm, lo sợ.
Khi vẫn còn là học sinh, em sẽ cố gắng rèn cho mình tính trung thực bằng cách không nói dối bố mẹ, không trộm cắp vặt đồ hay tiền của bố mẹ, bạn bè, không gian lận trong thi cử… Em sẽ cố hết sức để bản thân dù không trở thành người tài giỏi nhưng sẽ trở thành người ngay thẳng để có thể hiên ngang đứng thẳng trước bất kỳ chuyện gì trong cuộc sống, nếu bạn sống càng thẳng ngay, có thể bạn sẽ chịu thiệt thòi trước mắt, nhưng rốt cuộc bạn sẽ là một trong những người vươn cao nhất để hướng đến bầu trời bao la. Xã hội này, đất nước này cần những con người dám sống thẳng, sống ngay để còn có một hy vọng cho ngày mai tương sáng.
Bài tập 6 trang 21 SBT GDCD 8: Em đồng ý hay không đồng ý với các suy nghĩ, việc làm dưới đây? Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích tại sao
STT |
Suy nghĩ, việc làm |
Đồng ý |
Không đồng ý |
Giải thích |
1 |
Bạn A là lớp trưởng, bạn ấy thường bỏ qua các vi phạm, khuyết điểm của những bạn chơi thân với mình. |
|||
2 |
Trong đợt bầu chọn học sinh tiêu biểu, bạn H nghĩ rằng, chỉ nên bầu cho những bạn đủ tiêu chuẩn. |
|||
3 |
Bạn N biết việc làm của bạn M đối với bạn L là không đúng, nhưng bạn N vẫn coi như không biết gì vì bạn ấy và M là họ hàng với nhau. |
|||
4 |
Gia đình bạn T luôn chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật ở địa phương nơi sinh sống. |
|||
5 |
Bạn K động viên bạn Q nên nói ra sự thật mà bạn ấy đã được chứng kiến. |
|||
6 |
Bạn B không muốn đưa ra chính kiến của mình trong những cuộc thảo luận của lớp. |
|||
7 |
Trong một lần tranh luận, mặc dù biết ý kiến của bạn A là đúng, nhưng để tránh mâu thuẫn với bạn M, bạn V đã chọn cách im lặng. |
|||
8 |
Để bảo vệ lợi ích của người thân, trước Toà án, ông H đã không nói ra hết sự thật mà ông biết. |
|
Lời giải:
STT |
Suy nghĩ, việc làm |
Đồng ý |
Không đồng ý |
Giải thích |
1 |
Bạn A là lớp trưởng, bạn ấy thường bỏ qua các vi phạm, khuyết điểm của những bạn chơi thân với mình. |
x |
Bạn A không tôn trọng lẽ phải, làm việc thiếu sự công bằng. |
|
2 |
Trong đợt bầu chọn học sinh tiêu biểu, bạn H nghĩ rằng, chỉ nên bầu cho những bạn đủ tiêu chuẩn. |
x |
Bầu chọn đúng người tiêu biểu, không nên thiên vị. |
|
3 |
Bạn N biết việc làm của bạn M đối với bạn L là không đúng, nhưng bạn N vẫn coi như không biết gì vì bạn ấy và M là họ hàng với nhau. |
x |
Nên bảo vệ lẽ phải, không thiên vị cá nhân. |
|
4 |
Gia đình bạn T luôn chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật ở địa phương nơi sinh sống. |
x |
Chấp hành đúng thể hiện việc tôn trọng lẽ phải. |
|
5 |
Bạn K động viên bạn Q nên nói ra sự thật mà bạn ấy đã được chứng kiến. |
x |
Nói ra sự thật giúp cho mọi chuyện được rõ ràng, minh bạch |
|
6 |
Bạn B không muốn đưa ra chính kiến của mình trong những cuộc thảo luận của lớp. |
x |
Nên mạnh dạn đưa ra những ý kiến của bản thân, góp phần giúp cho cuộc thảo luận trở nên sôi nổi, hiệu quả hơn |
|
7 |
Trong một lần tranh luận, mặc dù biết ý kiến của bạn A là đúng, nhưng để tránh mâu thuẫn với bạn M, bạn V đã chọn cách im lặng. |
x |
Bạn V cần lên tiếng để cuộc tranh luận có hiệu quả |
|
8 |
Để bảo vệ lợi ích của người thân, trước Toà án, ông H đã không nói ra hết sự thật mà ông biết. |
x |
Ông H chưa có chính kiến, chưa, cần lên tiếng để bảo vệ lẽ phải một cách công tâm nhất |
Bài tập 7 trang 21 SBT GDCD 8: Em hãy trình bày suy nghĩ, ý kiến của em về các quan điểm dưới đây
STT |
Quan điểm |
Suy nghĩ, ý kiến của em |
1 |
Chỉ những người làm việc trong Toà án, Viện kiểm sát mới cần phải bảo vệ lẽ phải. |
|
2 |
Học sinh còn nhỏ thì chưa thể bảo vệ lẽ phải. |
|
3 |
Người bảo vệ lẽ phải sẽ là người chịu thiệt thòi. |
|
4 |
Việc bảo vệ lẽ phải cần được thể hiện ở cả lời nói và hành động. |
|
5 |
Học sinh cần phải biết bảo vệ lẽ phải. |
Lời giải:
STT |
Quan điểm |
Suy nghĩ, ý kiến của em |
1 |
Chỉ những người làm việc trong Toà án, Viện kiểm sát mới cần phải bảo vệ lẽ phải. |
Ai cũng cần phải có trách nhiệm bảo vệ và tôn trọng lẽ phải. |
2 |
Học sinh còn nhỏ thì chưa thể bảo vệ lẽ phải. |
Học sinh cần biết bảo vệ lẽ phải dù nhỏ tuổi. |
3 |
Người bảo vệ lẽ phải sẽ là người chịu thiệt thòi. |
Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ luôn được mọi người quý mến, tôn trọng. |
4 |
Việc bảo vệ lẽ phải cần được thể hiện ở cả lời nói và hành động. |
Đồng ý. Lẽ phải cần được thể hiện thông qua cả lời nói và việc làm. |
5 |
Học sinh cần phải biết bảo vệ lẽ phải. |
Đồng ý. Bất kì ai cũng cần biết bảo vệ lẽ phải kể cả học sinh. |
Bài tập 8 trang 23 SBT GDCD 8: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1. Ý kiến của bạn D là đúng, nhưng ý kiến đó lại bị hầu hết các bạn trong nhóm phản đối.
Câu hỏi: Nếu em là bạn cùng nhóm của bạn D, em sẽ làm gì?
Trường hợp 2. Bạn K biết nhiều việc làm sai trái của ông L, nhưng ông ấy lại là bố bạn thân của bạn K.
Câu hỏi: Nếu em là bạn K, em sẽ làm gì?
Lời giải:
- Trả lời câu hỏi trường hợp 1. Em sẽ tôn trọng ý kiến của D và giải thích cho mọi người trong nhóm hiểu rằng đó là ý kiến đúng và cần được lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi trường hợp 2. Nếu là K em sẽ giải thích cho bạn thân hiểu đó là việc làm sai trái và cùng nhau đưa ra ý kiến phản đối, không bao che cho những việc làm sai trái.
Phần Vận Dụng
Bài tập 9 trang 23 SBT GDCD 8: Em hãy kể về một trường hợp mà em đã lên tiếng bảo vệ lẽ phải hoặc chứng kiến ai đó bảo vệ lẽ phải. Cho biết khi đó, em có suy nghĩ gì, kết quả của câu chuyện đó ra sao.
Lời giải:
Trong giờ kiểm tra môn Lịch sử, em thấy bạn T đang mở sách chép bài, khi đó em đã nhắc nhở bạn nên trung thực khi kiểm tra nhưng bạn vẫn tiếp tục quay cop, em thấy điều đó không công bằng nên báo cáo với cô giáo. Cô giáo đã phân tích cho bạn ấy tác hại của việc làm sai trái đó, khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy. Bạn T đã lắng nghe và không tái phạm trong khi kiểm tra từ đó kết quả học tập ngày một tiến bộ hơn.
Bài tập 10 trang 23 SBT GDCD 8: Em hãy kể về một trường hợp mà em đã không lên tiếng bảo vệ lẽ phải. Giải thích tại sao em lại làm như vậy. Cho biết nếu tình huống đó lặp lại, em sẽ làm như thế nào
Lời giải:
Một trường hợp mà em đã không lên tiếng bảo vệ lẽ phải:
Em là lớp trưởng được giao nhiệm vụ kiểm tra sĩ số đầu giờ và báo cáo với cô giáo khi các bạn mắc lỗi, nhưng A là bạn thân của em và đi học muộn 5 phút, em đã bao che cho bạn và không báo cáo với cô giáo. Em thấy mình chưa biết bảo vệ và tuân theo lẽ phải. Nếu lặp lại em sẽ báo cáo trung thực với cô giáo chủ nhiệm để giúp cả lớp tiến bộ hơn.