Hãy tìm thêm một số ví dụ về các trường hợp sau trong chữ Quốc ngữ:
a) Trường hợp dùng nhiều chữ cái khác nhau để ghi cùng một âm. Ví dụ, ghi âm /k/ bằng các chữ c, k, q.....
b) Trường hợp dùng một chữ cái để ghi nhiều âm khác nhau. Ví dụ, dùng chữ a vừa để ghi âm /a/, vừa để ghi âm /ă/....
c) Trường hợp ghép nhiều chữ cái để ghi một âm. Ví dụ: ch, ng, kh…
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18 lớp 9 (Cánh diều)
Tìm cách diễn đạt phù hợp ở bên B và giải thích vì sao cách diễn đạt đó phù hợp với mỗi loại tác phẩm nêu bên A.
A. Tác phẩm |
B. Được dịch hay phiên âm |
a. Tác phẩm viết bằng chữ Hán |
1) Được phiên âm ra chữ quốc ngữ |
b. Tác phẩm viết bằng chữ Nôm |
2) Được dịch sang tiếng Việt |
3) Được dịch ra chữ Quốc ngữ |
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18 lớp 9 (Cánh diều)
Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào viết bằng chữ Hán, tác phẩm nào viết bằng chữ Nôm, tác phẩm nào viết bằng chữ Quốc ngữ?
Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài).
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18 lớp 9 (Cánh diều)
- Xem lại các kiến thức về thơ Đường luật đã học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Đọc trước văn bản Sông núi nước Nam và tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm. Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của dân tộc.
Soạn bài Sông núi nước Nam lớp 9 (Cánh diều)
Trao đổi với các bạn về:
- Chủ đề, không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện của 1 truyện truyền kì đã đọc.
- Chủ đề, một số yếu tố thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ thể hiện qua bài thơ đã đọc.
- Một số yếu tố của truyện thơ Nôm thể hiện trong tác phẩm đã đọc như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
Soạn bài Đọc mở rộng trang 86 Tập 1 lớp 9 (Kết nối tri thức)
Tự lựa chọn một đoạn thơ (tối thiểu 12 câu) trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) hoặc Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) và thực hiện yêu cầu sau:
a. Xác định bố cục của đoạn trích và nêu ý chính của từng phần.
b. Phân tích hình tượng thiên nhiên hoặc con người trong đoạn trích.
c. Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83 Tập 1 lớp 9 (Kết nối tri thức)
Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền thông tin phù hợp về các băn bản đọc trong bài:
STT |
Văn bản |
Tác giả |
Thể loại |
Nội dung chủ đề |
Đặc sắc nghệ thuật |
|
|
|
|
|
|
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83 Tập 1 lớp 9 (Kết nối tri thức)
So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau:
Hai nàng tránh không được, phải cùng bước ra chào. Kim Trọng chắp tay cúi lễ rồi lui ra thì thấy Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào; còn Thúy Vân thì tinh thần lĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng, khó mô tả.
Bị sắc đẹp quyến rũ, Kim Trọng bất giác thần hồn phiêu bạt, nghĩ thầm: “Nọc tương tư này tai hại lắm đây. Lại âm thầm phát thệ: “Mình mà không được hai nàng làm vợ thì suốt đời sẽ chẳng lấy ai”. Nhưng vì ngại có Vương Quan, không tiện đứng lâu, đành cùng nhau từ biệt.
Đồng thời, Vương Viên ngoại cũng sai người đem kiệu đến đón. Hai nàng lên kiệu về nhà.
(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện)
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83 Tập 1 lớp 9 (Kết nối tri thức)