Từ các thông tin và hình ảnh trên, em hãy giải thích vì sao cần phải bảo vệ hoà bình và cho biết các biện pháp góp phần thúc đẩy và bảo vệ hoà bình
Thông tin 1. Trong lịch sử nhân loại, đã có nhiều cuộc chiến tranh xâm lược huỷ diệt và tàn phá sự sống của loài người như Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới hai (1939 - 1945). Riêng Chiến tranh thế giới thứ hai, đã khiến cho 76 nước bị đưa vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 4.000 tỉ đô la (tính theo giá đương thời). Nền văn minh vật chất và tinh thần của nhân loại bị tàn phá nặng nề.
Ngày nay, hoà bình, hợp tác phát triển là xu thế lớn song các điểm nóng cạnh tranh, xung đột vẫn rất phức tạp, đặc biệt là xung đột sắc tộc, tôn giáo trở thành nhân tố gây mất ổn định ở một số vùng, lãnh thổ,... khiến cho dân thường vô tội nơi đây phải sống trong tình trạng căng thẳng, lo âu và sợ hãi.
(Theo Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2016), Lịch sử thế giới cận đại, tập II, NXB Đại học Sư phạm, trang 72)
Thông tin 2. Mọi dân tộc, quốc gia trên thế giới đều có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, gìn giữ hoà bình, giải quyết các cuộc xung đột quốc tế bằng biện pháp hoà bình, tránh sử dụng vũ lực, ngăn chặn, xoá bỏ những mối đe doạ chiến tranh.
Là một quốc gia đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên hoà bình luôn là mong ước, khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ hoà bình luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định rõ mục tiêu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; Xác định nhiệm vụ chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Tiếp tục xây dựng quân đội nhân dân - công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc là nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
(Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, trang 35, 48, 49, 50)
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 5: Bảo vệ hoà bình
Từ thông tin và các hình ảnh trên, em hãy cho biết cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì với Thủ đô Hà Nội? Cuộc sống của người dân và sự phát triển của Hà Nội trong chiến tranh và trong hoà bình có sự khác nhau như thế nào?
Thông tin. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã giội hàng triệu tấn bom đạn xuống làng mạc, trường học, bệnh viện,... gây biết bao đau thương tang tóc trên khắp đất nước ta, trong đó có cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm bằng không quân với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh vào Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng, từ ngày 18 đến 29 tháng 12 năm 1972. Riêng tại khu vực Hà Nội, Mỹ đã sử dụng 444 lần chiếc máy bay chiến lược B52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật chiến đấu với số lượng bom đạn là 4 vạn tấn. Nhờ chuẩn bị tốt cả về tư tưởng và tổ chức, lực lượng và phương tiện, quân dân Hà Nội đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích của đế quốc Mỹ. Ngày 27 - 1 - 1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết. Sau Hiệp định, nhân dân Hà Nội đã tranh thủ điều kiện hoà bình để hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, ổn định đời sống, cùng nhân dân miền Bắc làm hậu phương lớn, góp phần chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày nay, Hà Nội đang từng bước đổi mới, phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Hà Nội thực sự đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả nước. Ngày 16 - 7 - 1999, Hà Nội được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hoà bình”. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những thành tựu trong quá trình đổi mới cũng như khát vọng hoà bình của người dân Việt Nam. (Theo Lê Mậu Hãn (Chủ biên) (2001), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, trang 243, 244, 248)
|
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 5: Bảo vệ hoà bình
Em hãy đọc đoạn trích lời bài hát “Chúng em cần hoà bình” (sáng tác: Hoàng Long - Hoàng Lân) và chia sẻ suy nghĩ của em về cuộc sống hoà bình.
“Để loài người chung sống trong hòa bình
Để đàn em được vui ca học hành
Để ngăn cây lá hoa vươn mầm xanh
Bạn bè sống với nhau trong tình yêu thương
Chúng em cần bầu trời hòa bình
Chúng em cần bầu trời hoà bình
Trên Trái Đất không còn chiến tranh
Đấu tranh vì một nền hòa bình
Đấu tranh vì một nền hòa bình
Không còn tiếng súng tiếng bom trên hành tinh...”
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 5: Bảo vệ hoà bình
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống a) H được làm trọng tài trong trận bóng đá giữa hai lớp 9A và 9B. Vì chơi thân với đội trưởng của đội bóng lớp 9A nên H bỏ qua lỗi việt vị của đội này, dẫn tới bàn thua cho đội bóng lớp 9B. Thấy thế, một số bạn của đội bóng lớp 9B đã rời sân khi trận đấu chưa kết thúc.
Em có nhận xét gì về việc làm của bạn H? Theo em, bạn H cần làm gì để đảm bảo tính khách quan, công bằng?
Tình huống b) Làm việc trong một phân xưởng sản xuất cơ khí gia công tư nhân, anh C thắc mắc: các lao động trong xưởng có thời gian lao động và độ vất vả như nhau nhưng mức thu nhập lại khác nhau và cho rằng như vậy là không công bằng.
Bằng hiểu biết về công bằng xã hội, em hãy giải đáp thắc mắc cho anh C.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 4: Khách quan và công bằng
Từ quan niệm “Không có sự khách quan và công bằng, không thể có niềm tin và sự đồng lòng của mọi người”, em hãy viết một đoạn văn và thuyết trình trước lớp về ý nghĩa của sự khách quan, công bằng và tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 4: Khách quan và công bằng
Trường hợp nào dưới đây thể hiện/ không thể hiện sự khách quan, công bằng? Vì sao?
a) Vì thấy đa số các bạn ủng hộ ý kiến của T nên M cũng ủng hộ mặc dù biết rằng đó là ý kiến sai.
b) Mặc dù ông B hàng xóm là ân nhân của gia đình V nhưng bố mẹ V vẫn không ủng hộ một số việc làm vi phạm pháp luật của ông.
c) Trong gia đình G, chỉ có mẹ và chị gái G làm công việc nội trợ.
d) P và M chơi thân với nhau. Trong buổi lao động trồng cây ở vườn trường, P đã cố ý phân công cho M công việc nhẹ nhàng.
e) Chị gái của H được cộng điểm ưu tiên vào đại học vì là người dân tộc thiểu số.
g) Mặc dù có sự chênh lệch về nội dung và hình thức giữa tập san của các tổ, K vẫn cho điểm bằng nhau vì không muốn làm mất lòng các bạn ở tổ có tập san kém hơn.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 4: Khách quan và công bằng
Em hãy nêu ý nghĩa của công bằng, tác hại của sự thiếu công bằng trong cuộc sống
Thông tin. Công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội Việt Nam. Công bằng được hiểu là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của con người trước pháp luật. Cốt lõi của công bằng là công bằng về cơ hội phát triển, nghĩa là tạo cơ hội như nhau cho mọi người, có tính đến yếu tố khác biệt, người yếu thế hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để có cơ hội như người mạnh hơn. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển vì con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư hoà nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển”. (Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, trang 264) Trường hợp 1. H sinh ra và lớn lên ở một vùng cao hẻo lánh. Học hết Tiểu học, H định nghỉ học vì điểm trường Trung học cơ sở cách rất xa nhà em. Nếu muốn đi học, H phải dậy từ 4 giờ sáng để kịp vào học lúc 7 giờ. Nhưng may mắn, H trúng tuyển vào học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, H đã thực hiện được mong muốn tiếp tục học tập của mình. Trường hợp 2. Phòng khám Bệnh viện D thường rất đông nên cô C phải đi sớm xếp hàng chờ đến lượt được khám bệnh, trong khi anh Y là người cùng phố với cô vừa đến nơi đã được mời vào khám trước do có người quen là nhân viên làm việc ở đây. |
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 4: Khách quan và công bằng
Em hãy chỉ ra những biểu hiện của công bằng/ thiếu công bằng trong các thông tin, trường hợp trên.
Thông tin. Công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội Việt Nam. Công bằng được hiểu là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của con người trước pháp luật. Cốt lõi của công bằng là công bằng về cơ hội phát triển, nghĩa là tạo cơ hội như nhau cho mọi người, có tính đến yếu tố khác biệt, người yếu thế hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để có cơ hội như người mạnh hơn. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển vì con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư hoà nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển”. (Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, trang 264) Trường hợp 1. H sinh ra và lớn lên ở một vùng cao hẻo lánh. Học hết Tiểu học, H định nghỉ học vì điểm trường Trung học cơ sở cách rất xa nhà em. Nếu muốn đi học, H phải dậy từ 4 giờ sáng để kịp vào học lúc 7 giờ. Nhưng may mắn, H trúng tuyển vào học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, H đã thực hiện được mong muốn tiếp tục học tập của mình. Trường hợp 2. Phòng khám Bệnh viện D thường rất đông nên cô C phải đi sớm xếp hàng chờ đến lượt được khám bệnh, trong khi anh Y là người cùng phố với cô vừa đến nơi đã được mời vào khám trước do có người quen là nhân viên làm việc ở đây. |
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 4: Khách quan và công bằng
Theo em, nhận thức và hành vi thiếu khách quan sẽ có tác hại gì?
Khách quan là nhìn nhận sự vật, sự việc, con người một cách thực tế, chính xác, không thiên vị hay thành kiến mà phải dựa trên chứng cứ và dữ liệu xác đáng. Ngành kiểm sát với những công việc liên quan trực tiếp đến sinh mệnh, tự do, danh dự nhân phẩm của con người, càng cần đảm bảo tính khách quan. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cán bộ kiểm sát phải công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”, trong đó, tính khách quan là một yêu cầu quan trọng, được cụ thể hoá trong Quyết định số 21/QĐ-VKSTC năm 2023 về Quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát: 'Tính khách quan là phương pháp làm việc của người cán bộ kiểm sát; theo đó, cán bộ kiểm sát đáp ứng các yêu cầu: (1) Phải chí công vô tư, luôn tôn trọng sự thật khách quan; giải quyết công việc theo đúng pháp luật và quy định của Ngành; không vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, không thiên vị hoặc áp đặt định kiến cá nhân chủ quan bất cứ bên nào trong giải quyết vụ án, vụ việc. (2) Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thực thi công vụ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành kiểm sát...'. Làm tốt điều này sẽ giảm bớt được oan sai, xét xử đúng người, đúng tội, củng cố niềm tin trong nhân dân, làm cho bộ máy nhà nước thực sự có hiệu lực, sức mạnh. Khách quan không chỉ quan trọng với người cán bộ kiểm sát mà với mọi người, mọi ngành nghề trong xã hội, giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 4: Khách quan và công bằng
Qua thông tin trên, em hãy chỉ ra các biểu hiện và ý nghĩa của khách quan.
Khách quan là nhìn nhận sự vật, sự việc, con người một cách thực tế, chính xác, không thiên vị hay thành kiến mà phải dựa trên chứng cứ và dữ liệu xác đáng. Ngành kiểm sát với những công việc liên quan trực tiếp đến sinh mệnh, tự do, danh dự nhân phẩm của con người, càng cần đảm bảo tính khách quan. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cán bộ kiểm sát phải công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”, trong đó, tính khách quan là một yêu cầu quan trọng, được cụ thể hoá trong Quyết định số 21/QĐ-VKSTC năm 2023 về Quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát: 'Tính khách quan là phương pháp làm việc của người cán bộ kiểm sát; theo đó, cán bộ kiểm sát đáp ứng các yêu cầu: (1) Phải chí công vô tư, luôn tôn trọng sự thật khách quan; giải quyết công việc theo đúng pháp luật và quy định của Ngành; không vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, không thiên vị hoặc áp đặt định kiến cá nhân chủ quan bất cứ bên nào trong giải quyết vụ án, vụ việc. (2) Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thực thi công vụ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành kiểm sát...'. Làm tốt điều này sẽ giảm bớt được oan sai, xét xử đúng người, đúng tội, củng cố niềm tin trong nhân dân, làm cho bộ máy nhà nước thực sự có hiệu lực, sức mạnh. Khách quan không chỉ quan trọng với người cán bộ kiểm sát mà với mọi người, mọi ngành nghề trong xã hội, giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 4: Khách quan và công bằng
Để thực hiện được tính khách quan, người cán bộ kiểm sát phải làm gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ thiếu khách quan trong công việc?
Khách quan là nhìn nhận sự vật, sự việc, con người một cách thực tế, chính xác, không thiên vị hay thành kiến mà phải dựa trên chứng cứ và dữ liệu xác đáng. Ngành kiểm sát với những công việc liên quan trực tiếp đến sinh mệnh, tự do, danh dự nhân phẩm của con người, càng cần đảm bảo tính khách quan. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cán bộ kiểm sát phải công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”, trong đó, tính khách quan là một yêu cầu quan trọng, được cụ thể hoá trong Quyết định số 21/QĐ-VKSTC năm 2023 về Quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát: 'Tính khách quan là phương pháp làm việc của người cán bộ kiểm sát; theo đó, cán bộ kiểm sát đáp ứng các yêu cầu: (1) Phải chí công vô tư, luôn tôn trọng sự thật khách quan; giải quyết công việc theo đúng pháp luật và quy định của Ngành; không vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, không thiên vị hoặc áp đặt định kiến cá nhân chủ quan bất cứ bên nào trong giải quyết vụ án, vụ việc. (2) Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thực thi công vụ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành kiểm sát...'. Làm tốt điều này sẽ giảm bớt được oan sai, xét xử đúng người, đúng tội, củng cố niềm tin trong nhân dân, làm cho bộ máy nhà nước thực sự có hiệu lực, sức mạnh. Khách quan không chỉ quan trọng với người cán bộ kiểm sát mà với mọi người, mọi ngành nghề trong xã hội, giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 4: Khách quan và công bằng
Em hãy cùng các bạn trong nhóm thực hiện kế hoạch tham gia hoạt động cộng đồng đã được xây dựng trong hoạt động luyện tập và báo cáo kết quả thực hiện (thông qua bài thu hoạch, clip, tranh ảnh,...).
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Chủ nhật, T cùng bố mẹ tham gia nhóm từ thiện do Hội Chữ thập đỏ xã tổ chức, nấu những nồi cháo để tặng những bệnh nhân nghèo đang điều trị tại các bệnh viện đóng trên địa bàn. Mẹ nhắc em gái T (đang học lớp 7) cùng tham gia nhưng em từ chối vì muốn được nghỉ ngơi, vui chơi sau một tuần học tập.
Em có nhận xét gì về thái độ của em gái T? Hãy đưa ra lời khuyên cho em gái T.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Em hãy nêu ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng trong những trường hợp dưới đây.
a) Anh S và các đồng nghiệp trong văn phòng luật sư đã tích cực tham gia các hoạt động trợ giúp pháp lí cho những người nghèo, người yếu thế ở địa phương.
b) Anh H cùng đoàn y, bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện tổ chức chương trình khám chữa bệnh nhân đạo, cấp thuốc miễn phí cho bà con dân tộc thiểu số, người dân tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đặc biệt khó khăn.
c) Vào thời gian nghỉ hè, chị B thường cùng các bạn trong Đoàn Thanh niên tham gia Đội tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương.
d) Câu lạc bộ Bảo vệ hành tinh xanh thực hiện dự án thu gom pin đã qua sử dụng để mang tới nơi xử lí an toàn.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Em đồng tình không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Khi có nhiều cá nhân tham gia vào một hoạt động chung thì đó là hoạt động cộng đồng.
b) Tích cực tham gia hoạt động cộng đồng giúp mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân và lan toả các giá trị tốt đẹp.
c) Chỉ những cá nhân có điều kiện kinh tế mới tham gia được hoạt động cộng đồng.
d) Học sinh không chỉ tích cực tham gia hoạt động cộng đồng mà còn cần động viên người thân, bạn bè cùng tham gia.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Em đã tham gia những hoạt động cộng đồng nào? Hãy chia sẻ những việc em đã làm khi tham gia các hoạt động đó và nêu những điều em thấy hài lòng, chưa hài lòng khi tham gia.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Em có nhận xét gì về tinh thần, thái độ của các nhân vật khi tham gia hoạt động cộng đồng trong các trường hợp trên? Hãy đưa ra lời khuyên cho những bạn chưa tích cực, tự giác khi tham gia hoạt động cộng đồng.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Em hãy nêu mục đích, đối tượng tham gia và ý nghĩa của những hoạt động đó.
Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2022 - 2027) của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Thanh niên tình nguyện là phong trào chủ lực của Đoàn các cấp, đã cổ vũ và phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên với các hoạt động tiêu biểu như: tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng đô thị văn minh; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông; đảm bảo an sinh xã hội...
Hoạt động tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp, trở thành phong trào thi đua sôi nổi, thu hút đông đảo thanh niên và người dân tham gia. Tập trung vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đời sống văn hoá ở nông thôn, bài trừ các hủ tục lạc hậu, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng các sân chơi cho thiếu nhi, sửa chữa và làm đẹp các công trình, di tích lịch sử, văn hoá của địa phương, tham gia phát triển kinh tế ở nông thôn;... Trong nhiệm kì, Đoàn thanh niên cả nước đã tham gia thắp sáng hơn 5.800 km đường giao thông nông thôn, xây dựng hơn 4.100 tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu, làm mới hơn 7.100 km đường giao thông nông thôn và hơn 2.300 cầu nông thôn; xây dựng hơn 400 nhà văn hoá; tổ chức đồng loạt 29.433 “Ngày Chủ nhật xanh” với sự tham gia của gần 8,75 triệu lượt đoàn viên, thanh niên.
Hoạt động tình nguyện đảm bảo an sinh xã hội với các việc làm như: tham gia phát triển cộng đồng, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, thanh niên yếu thế, dễ bị tổn thương thông qua các chương trình: Nhà nhân ái; Trường đẹp cho em; Nhà bán trú cho em; Hành trình nhân ái vì sức khoẻ cộng đồng; Mang âm nhạc đến bệnh viện; Cùng sống khoẻ; Tiếp sức người bệnh; Ngày Chủ nhật đỏ....
Thông qua những hoạt động cộng đồng này, phong trào đã cổ vũ, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, tính xung kích, tình nguyện của thanh niên Việt Nam; là môi trường để thanh niên cống hiến, trưởng thành và phát huy trách nhiệm của tuổi trẻ với cộng đồng và xã hội, củng cố niềm tin, rèn luyện ý chí, nghị lực và xây dựng quan điểm sống tích cực cho thanh niên.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Em hãy kể tên những hoạt động cộng đồng trong thông tin trên
Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2022 - 2027) của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Thanh niên tình nguyện là phong trào chủ lực của Đoàn các cấp, đã cổ vũ và phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên với các hoạt động tiêu biểu như: tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng đô thị văn minh; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông; đảm bảo an sinh xã hội...
Hoạt động tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp, trở thành phong trào thi đua sôi nổi, thu hút đông đảo thanh niên và người dân tham gia. Tập trung vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đời sống văn hoá ở nông thôn, bài trừ các hủ tục lạc hậu, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng các sân chơi cho thiếu nhi, sửa chữa và làm đẹp các công trình, di tích lịch sử, văn hoá của địa phương, tham gia phát triển kinh tế ở nông thôn;... Trong nhiệm kì, Đoàn thanh niên cả nước đã tham gia thắp sáng hơn 5.800 km đường giao thông nông thôn, xây dựng hơn 4.100 tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu, làm mới hơn 7.100 km đường giao thông nông thôn và hơn 2.300 cầu nông thôn; xây dựng hơn 400 nhà văn hoá; tổ chức đồng loạt 29.433 “Ngày Chủ nhật xanh” với sự tham gia của gần 8,75 triệu lượt đoàn viên, thanh niên.
Hoạt động tình nguyện đảm bảo an sinh xã hội với các việc làm như: tham gia phát triển cộng đồng, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, thanh niên yếu thế, dễ bị tổn thương thông qua các chương trình: Nhà nhân ái; Trường đẹp cho em; Nhà bán trú cho em; Hành trình nhân ái vì sức khoẻ cộng đồng; Mang âm nhạc đến bệnh viện; Cùng sống khoẻ; Tiếp sức người bệnh; Ngày Chủ nhật đỏ....
Thông qua những hoạt động cộng đồng này, phong trào đã cổ vũ, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, tính xung kích, tình nguyện của thanh niên Việt Nam; là môi trường để thanh niên cống hiến, trưởng thành và phát huy trách nhiệm của tuổi trẻ với cộng đồng và xã hội, củng cố niềm tin, rèn luyện ý chí, nghị lực và xây dựng quan điểm sống tích cực cho thanh niên.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Em hãy nêu một số tình huống thường gặp trong cuộc sống đòi hỏi lòng khoan dung và đưa ra cách ứng xử theo bảng gợi ý sau:
Không gian |
Tình huống |
Cách ứng xử |
Gia đình |
|
|
Nhà trường |
|
|
Xã hội |
|
|
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 2: Khoan dung
Em hãy đọc các tình huống sau để trả lời câu hỏi:
Tình huống a) D luôn cảm thấy day dứt vì đã mắc lỗi với ông nội. Bây giờ, ông đã mất, D càng cảm thấy ân hận vì không còn cơ hội để nhận lỗi với ông nữa.
Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên D điều gì?
Tình huống b) Do không tìm hiểu kĩ, Q nói với thầy giáo rằng P làm hỏng thiết bị của phòng thí nghiệm. Bị phê bình oan, P giận và nói sẽ không bao giờ chơi với Q nữa. Cuối năm học, Q cùng gia đình chuyển tới nơi khác. Trước khi đi, Q nhắn tin muốn gặp để chào và xin lỗi P. Khi ấy, P vẫn còn giận Q nên băn khoăn không biết có nên gặp Q không.
Theo em, P nên làm gì?
Tình huống c) K rủ T tham gia một nhóm bạn. Trong nhóm đó có một số người hay bình luận khiếm nhã về trang phục, hình dáng và đời tư của người khác.
Nếu là T, em sẽ nói gì với K?
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 2: Khoan dung
Từ câu danh ngôn dưới đây, em hãy viết một đoạn văn về tác hại của sự thiếu khoan dung trong cuộc sống:
Không khoan dung cũng là một hình thức bạo lực và là trở ngại cho sự phát triển của một tinh thần dân chủ thực sự.
(Mahatma Gandhi)
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 2: Khoan dung
Em đồng tình/ không đồng tình với ý kiến nào dưới đây về lòng khoan dung? Vì sao?
a) Khoan dung là bỏ qua mọi lỗi lầm của người khác.
b) Không biết tha thứ cho bản thân mình là không khoan dung.
c) Khoan dung là phải quyết liệt phê phán tất cả những người mắc sai lầm.
d) Khoan dung là chấp nhận mọi sở thích, thói quen của người khác.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 2: Khoan dung