Em hãy nhận xét hành vi của mỗi chủ thể trong các tình huống sau và tư vấn cho các chủ thể để phòng tránh các hành vi vi phạm pháp luật.
a) Hai bạn H và C (15 tuổi) chơi thân với nhau từ nhỏ. Một lần, H vô tình biết C đang có ý định tụ tập cùng nhóm bạn xấu gây gổ đánh nhau. H lo lắng nếu C đánh nhau sẽ bị công an bắt nên can ngăn nhưng bị C gạt đi vì cho rằng mình còn nhỏ nên có đánh nhau cũng không bị xử phạt.
b) Bạn Y đang tưới nước cho cây cảnh ở trước cổng thì A (15 tuổi) - bạn cùng thôn đạp xe qua rủ đi giao hàng cùng. A lấy từ chiếc ba lô của mình một gói đồ được bọc kín trong túi bóng màu đen và vui mừng khoe với Y rằng mình sẽ được bà D trả 200.000 đồng tiền công nếu qua xã bên giao gói đồ này hộ bà. Y cảm thấy băn khoăn trong gói đồ đó chứa gì, nhưng A cũng không biết và chỉ muốn nhanh chóng giao xong đồ để được nhận tiền công.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm nhân là pháp lí
Em hãy phân tích, đánh giá các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể trong những tình huống sau để xác định loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng.
a) Anh V (26 tuổi) quen chị D (18 tuổi) và biết chị đang có nhu cầu tìm việc làm nên đã rủ chị sang nước ngoài làm thuê nhưng mục đích là để lừa bán. Chị D nghe theo và bị anh V đưa ra nước ngoài bán. Hơn một năm sau, chị D bỏ trốn về Việt Nam và tố cáo hành vi của anh V với cơ quan chức năng.
b) Tan học, anh Q (16 tuổi) thấy một chiếc ví của ai đó rơi trên đường nên dừng xe kiểm tra và phát hiện trong ví có gần 6 triệu đồng cùng một số giấy tờ cá nhân. Quan sát xung quanh thấy vắng vẻ, anh Q quyết định giữ lại khoản tiền và chiếc ví để sử dụng, còn những giấy tờ cá nhân kia thì vứt xuống mương nước ven đường.
c) Khi li hôn, ông H đồng ý để bà N nuôi hai con nhỏ, còn mình sẽ có trách nhiệm chu cấp tiền nuôi con hằng tháng. Tuy nhiên, sau đó ông không chịu đóng góp chi phí cấp dưỡng cho con như đã thoả thuận khiến bà N và các con gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Không đồng tình với hành vi của ông H bà N đã làm đơn khởi kiện gửi Toà án đề nghị xem xét giải quyết.
d) Công ty chế biến thực phẩm A quy định tất cả các công nhân phải đeo găng tay, sử dụng mũ trùm đầu, đeo khẩu trang trong quá trình làm việc để đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, chị P (công nhân của công ty) cho rằng đeo khẩu trang vướng víu, khó thở nên thường kéo khẩu trang xuống dưới cằm, không che miệng và mũi.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm nhân là pháp lí
Em hãy chỉ ra các dấu hiệu vi phạm pháp luật, đặc điểm trách nhiệm pháp lí của mỗi chủ thể dưới đây và xác định loại vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí tương ứng của từng chủ thể.
a) Ông P tổ chức hoạt động chống phá Nhà nước, gây rối an ninh trật tự địa phương nên bị Toà án tuyên phạt 9 năm tù giam.
b) Anh N (20 tuổi) điều khiển xe mô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc nên bị cảnh sát giao thông lập biên bản phạt tiền và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3 tháng.
c) Bạn T bị Ban Giám hiệu nhà trường khiển trách vì thường xuyên trốn học đi chơi.
d) Toà soạn báo G đăng tải bài viết sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của chị A nên bị Toà án buộc cải chính thông tin và xin lỗi chị A công khai.
e) Anh B bị chính quyền địa phương lập biên bản xử phạt vì gây mất an ninh trật tự khi kinh doanh.
g) Chị O không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng lao động với công ty nên bị Giám đốc công ty ra quyết định buộc thôi việc.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm nhân là pháp lí
Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Giải thích vì sao
a) Tất cả những hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đều là hành vi vi phạm pháp luật.
b) Người say rượu không nhận thức được hành vi của mình nên mọi hành vi trái pháp luật do người say rượu gây ra đều không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
c) Trách nhiệm pháp lí gắn liền với các hậu quả bất lợi mà các chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu nên chỉ mang lại những ý nghĩa tiêu cực.
d) Trách nhiệm pháp lí góp phần ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong cuộc sống.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm nhân là pháp lí
Em hãy dựa vào nội dung về đặc điểm của các loại trách nhiệm pháp lí để xác định loại trách nhiệm pháp lí tương ứng với hành vi vi phạm của mỗi chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3, 4 (ở mục 1).
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm nhân là pháp lí
Em hãy dựa vào nội dung về dấu hiệu của các loại vi phạm pháp luật để xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật và phân loại vi phạm pháp luật của mỗi chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3, 4
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm nhân là pháp lí
Tư vấn cho nhân vật trong các trường hợp dưới đây thực hiện cách tiêu dùng thông minh:
a) Lên lớp 9, K được mua xe đạp mới để đi học. Em hãy gợi ý cho bạn K cách tìm hiểu thông tin sản phẩm để chọn được chiếc xe đạp phù hợp.
b) Y được mẹ giao nhiệm vụ đi chợ mua thức ăn cho cả nhà. Em hãy tư vấn giúp Y lập kế hoạch mua sắm và lựa chọn sản phẩm an toàn.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tiêu dùng thông minh
Hãy nêu lợi ích của những hành vi tiêu dùng thông minh dưới đây.
a) Chị A thường tìm mua những đồ gia dụng có nhiều chức năng và nghiên cứu để sử dụng hiệu quả các chức năng đó.
b) Đang chuẩn bị xây nhà, anh B chủ động tham khảo chất lượng và giá cả sản phẩm từ nhiều nguồn cung ứng vật liệu khác nhau để ra quyết định mua.
c) Bạn H thường tìm những kênh bán hàng trực tuyến có uy tín để mua sắm.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tiêu dùng thông minh
Vận dụng cách tiêu dùng thông minh để nhận xét hành vi mua sắm của các nhân vật trong những trường hợp dưới đây.
a) Bạn H được mẹ giao nhiệm vụ cùng em gái 10 tuổi đi mua vở, đồ dùng học tập chuẩn bị cho năm học mới. Thấy hai anh em chuẩn bị đến cửa hàng văn phòng phẩm, mẹ nhắc H ghi ra những thứ cần mua nhưng H cho rằng cứ đến cửa hàng là sẽ mua được đầy đủ.
b) Bạn D rất thích các món ăn chế biến từ hải sản. Thấy ở chợ có người bán hộp thịt cua, ghẹ với giá rẻ hơn hẳn so với mua hàng tươi sống, D quyết định mua mặc dù không rõ nguồn gốc.
c) Một người bạn thân trong lớp gửi thông tin về loại áo chống nắng rất hợp với tuổi học sinh, được giảm giá 20% nếu mua từ 2 áo trở lên và rủ C cùng mua để được hưởng khuyến mại. C cân nhắc và quyết định từ chối vì không có nhu cầu.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tiêu dùng thông minh
Trong các trường hợp dưới đây, ai là người tiêu dùng thông minh, ai là người tiêu dùng kém thông minh? Vì sao?
a) Khi mua hàng, chị A luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
b) Anh C có thói quen chỉ mua sắm những sản phẩm của nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.
c) Khi mua rau, củ, quả, bạn Q tìm mua sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng ở các địa chỉ tin cậy.
d) Khi mua hàng trực tuyến, bạn B thường tham khảo thêm các ý kiến của khách hàng đã sử dụng sản phẩm ở cơ sở định mua để ra quyết định.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tiêu dùng thông minh
Từ các thông tin và hình ảnh trên, em hãy nêu những điểm cần lưu ý trong việc xây dựng kế hoạch chi tiêu, tìm hiểu thông tin sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn và lựa chọn phương thức thanh toán. Theo em, những việc làm đó mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng?
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tiêu dùng thông minh
Em hãy vận dụng cách thích ứng với sự thay đổi để tư vấn cho các bạn trong những tình huống dưới đây:
Tình huống a) Bạn B lần đầu sống xa nhà để lên thành phố học. Ở một mình, B chưa biết cân đối tài chính, mua sắm nhiều thứ không cần thiết nên thường xuyên bị thiếu tiền ăn, thậm chí tiêu cả vào tiền thuê nhà. Sống một mình, không có ai nhắc nhở nên nhiều khi B mải chơi theo bạn, đi sớm về khuya, không để ý chuyện học tập.
Tình huống b) Mẹ bạn P bị đột quỵ phải nằm liệt một chỗ, sinh hoạt cá nhân cũng cần có người hỗ trợ. P lo lắng cho mẹ và thấy lúng túng khi trong nhà vừa thiếu bàn tay mẹ vừa cần có người chăm sóc cho mẹ.
Tình huống c) Bố mẹ bạn S có cơ hội đi làm việc ở xa với thu nhập tốt hơn nên đã gửi S về quê sống cùng ông bà để bố mẹ đi lao động. S gặp nhiều khó khăn để thích ứng với hoàn cảnh mới khi vừa phải sống xa bố mẹ, lại chuyển nơi ở, chuyển trường.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 7: Thích ứng với thay đổi
Em đồng tình/ không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
a) Thay đổi xảy đến luôn đi cùng với khó khăn và tiêu cực, càng tránh được thay đổi thì càng tốt.
b) Thích ứng với thay đổi là một trải nghiệm giúp con người học hỏi để trưởng thành.
c) Ngay cả khi cuộc sống ổn định, chúng ta vẫn cần học tập và rèn luyện kĩ năng thích ứng với sự thay đổi.
d) Chúng ta có thể không kiểm soát được thay đổi xảy đến trong cuộc sống nhưng luôn kiểm soát được cách chúng ta thích ứng với thay đổi đó.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 7: Thích ứng với thay đổi
Em hãy nêu một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình theo gợi ý dưới đây:
Thay đổi |
Nguyên nhân |
Hậu quả |
|
|
|
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 7: Thích ứng với thay đổi
Em hãy nêu những thay đổi đã xảy ra và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của các nhân vật trong những trường hợp trên
Trường hợp 1. T rất đau buồn vì sự ra đi đột ngột của bà nội. Từ nhỏ, T được bà chăm sóc, chỉ bảo. Lớn lên, bạn vẫn rất gần gũi và thường hay chia sẻ, tâm sự với bà. Giờ không còn bà ở bên cạnh, T không chấp nhận được sự thật này, bạn thường nhốt mình trong phòng, khóc và chìm đắm trong sự đau buồn.
Thông tin 2. Do hậu quả của trận lũ quét khiến gia đình V phải sơ tán đến nơi ở tạm. Mặc dù được chính quyền hỗ trợ nhưng cuộc sống của gia đình V vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề, giao thông gián đoạn, tài sản bị cuốn đi, việc học tập và sinh hoạt đều gặp nhiều khó khăn.
Trường hợp 3. Anh K ước mơ trở thành nghệ sĩ piano và đã đạt được nhiều giải thưởng. Nhưng không may, một tai nạn xảy ra khiến anh bị chấn thương ở tay và không thể chơi đàn được nữa. Anh K rất buồn và lo lắng cho tương lai của mình.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 7: Thích ứng với thay đổi
Em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về câu danh ngôn sau:
Chúng ta không thể thay đổi hướng gió nhưng chúng ta có thể điều chỉnh cánh buồm. (Dolly Parton) |
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 7: Thích ứng với thay đổi
Em hãy liệt kê những kĩ năng quản lí thời gian và tự đánh giá xem mình đã thực hiện được những kĩ năng nào, cần thay đổi điều gì theo bảng gợi ý dưới đây:
Kĩ năng quản lí thời gian |
Đã làm được |
Chưa làm được |
Kế hoạch thay đổi |
Xác định mục tiêu công việc cần làm |
|
|
|
|
|
|
|
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Em hãy nhận xét cách quản lí thời gian của các bạn dưới đây và tư vấn giúp các bạn cách làm hiệu quả hơn.
a) Ngoài việc học tập chăm chỉ để đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, N còn đăng kí tham gia câu lạc bộ cầu lông, nấu ăn, hoạt động cộng đồng và cũng muốn tìm hiểu về chương trình hướng nghiệp. Tham gia nhiều hoạt động nên N thường bị quá tải và không biết phải làm thế nào để hoàn thành được hết các công việc.
b) M có thói quen làm việc ngẫu hứng, gặp việc gì làm việc đó nên thường không hoàn thành bài tập trên lớp đúng hạn.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Em hãy đọc câu danh ngôn dưới đây và viết bài thuyết trình về sự cần thiết của việc quản lí thời gian hiệu quả.
Thời gian là cuộc sống, vì thế ai lãng phí thời gian là lãng phí chính cuộc đời của họ; ai làm chủ được thời gian thì làm chủ được cuộc sống. (Alan Lakein) |
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Em tán thành/ không tán thành với những quan điểm về quản lí thời gian dưới đây? Giải thích vì sao.
a) Làm được càng nhiều việc càng tốt trong một khoảng thời gian ngắn nhất.
b) Luôn dành thời gian cho những việc mình muốn làm.
c) Chủ động sắp xếp công việc hợp lí và biết mình cần hoàn thành những công việc gì, có bao nhiêu thời gian.
Giải Giáo dục công dân 9 (Kết nối tri thức) Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả