Câu hỏi:
37 lượt xemBài văn gợi lại những câu chuyện cổ xưa về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Em hãy kể tên một số câu chuyện đó.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Trả lời:
Bài văn gợi lại những câu chuyện cổ xưa về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Một số câu chuyện được nhắc tới là:
– Nam quốc sơn hà: bài thơ khích lệ tinh thần quân sĩ giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077.
– Các Vua Hùng: Hùng Vương trải qua 18 đời vua là các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt, dựng nên đất nước Việt Nam sơ khai nhất từ khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ II trước công nguyên.
– Mị Nương và Sơn Tinh: truyền thuyết về cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh để tranh giành làm người cưới nàng Mị Nương – con gái của Vua Hùng thứ 18.
– Dấu chân ngựa sắt Phù Đổng: Thánh Gióng hiệu là Phù Đổng Thiên Vương là nhân vật truyền thuyết, là truyền thuyết cậu bé không biết nói nhưng khi nghe tin tuyển người giúp Hùng Vương đánh giặc, bỗng cao lớn và cưỡi ngựa sắt đánh đuổi giặc Ân.
– An Dương Vương rời đô về Phong Khê: sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã rời đô về Phong Khê (nay là Đông Anh, Hà Nội).
– Con cháu về thăm đất Tổ: vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, nước ta lấy làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương, rất đông người cùng nhau kéo về đất Tổ tại Phú Thọ – vùng đất cổ, cái nôi của văn hoá Lạc Việt, nhiều di sản văn hoá gắn với thời đại Hùng Vương.
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.
a. Nêu tên các chủ điểm đã học trong Tiếng Việt 5 (tập một và tập hai).
b. Theo em, bức tranh muốn nói điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Con đường học tập rộng mở đang chờ đón em bước tiếp. |
B. Kiến thức là vô tận, hãy khám phá để thành công. |
C. Học tập là một hành trình để đi đến tương lai tốt đẹp. |
Chọn từ thích hợp thay cho mỗi bông hoa.
nhiều |
|
đông |
|
đầy |
a. như kiến b. Năng mưa thì giếng năng . c. sao thì nắng, vắng sao thì mưa. d. Con ơi nhớ lấy câu này Sông sâu chớ lội, đò chớ qua. |
|
Các câu trong mỗi đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng cách nào? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
a. Cạnh nơi ở của loài nai, bên những dải đất ẩm ướt ven suối là nơi ở của loài hươu. Ban ngày, chúng ẩn náu trong những lùm cây hoặc những bờ lau sậy um tùm, chiều xuống mới ra đi ăn, hửng sáng lại trở về ổ nằm ngủ. Chúng không đẹp: mình dài, chân ngắn, lông màu vàng nhạt hoặc nâu đen. Thế nhưng chúng lại là những con vật dũng cảm nhất trong loài có gạc. (Theo Vũ Hùng) |
b. Mỗi mùa của Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he... Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long, Bãi Cháy hay Tuần Châu, Bản Sen hay Ngọc Vừng,... ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. (Thi Sảnh) |
Trong những câu ghép tìm được ở bài tập 2, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
Dựa vào câu chuyện Bà tổ nghề dệt lụa, nêu nội dung của từng tranh.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về câu chuyện Bà tổ nghề dệt lụa.
Nêu công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong câu dưới đây:
Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. |