Câu hỏi:
82 lượt xemBài 10 trang 105 SBT Kinh tế Pháp luật 11: C kí hợp đồng vận chuyển hàng cho D, nhưng vì lí do khách quan nên D phải thay đổi thời gian nhận hàng, D đã gửi điện báo cho C đừng chở hàng đến trong thời gian đã hẹn nữa. Thế nhưng, bức điện mà D gửi cho C lại lọt vào tay N. Vì có sẵn hiềm khích với D nên N đã chiếm đoạt và huỷ bức điện đó. Do không nhận được điện báo của D nên C vẫn chở hàng cho D đúng hẹn, gây khó khăn và thiệt hại cho D về tài chính.
a) Hậu quả nào đã đến với D do bị N chiếm đoạt và huỷ bức điện bảo của C gửi tới?
b) Hành vi của N chiếm đoạt và huỷ điện tin của D có thể phải chịu hậu quả như thế nào?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
♦ Yêu cầu a) Do không nhận được điện báo của D nên C vẫn chở hàng cho D đúng hẹn, gây khó khăn và thiệt hại cho D về tài chính.
♦ Yêu cầu b) Hành vi của N chiếm đoạt và tiêu huỷ điện tín của D đã vi phạm pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Tuỳ theo mức độ và hậu quả xảy ra đối với D mà N có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lí hình sự theo Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bài 3 trang 103 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng hoặc xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác?
Hành vi, việc làm |
Thực hiện đúng |
Xâm phạm |
A. Tự ý thu giữ, huỷ thư tín của người khác. |
||
C. Cán bộ có thẩm quyền kiểm soát thư tín, điện thoại của bất cứ ai. |
||
D. Không nghe điện thoại của người khác, mặc dù thấy có mấy cuộc gọi liên tiếp. |
||
E. Giữ giùm thư của người khác. |
||
G. Tự ý truy cập Facebook của bạn thân. |
||
B. Bố mẹ tự ý xem tin nhắn ở điện thoại của con. |
||
H. Tự ý truy cập, xem email của người cùng cơ quan. |
||
I. Cấp trên kiểm soát thư tín của cấp dưới. |
||
K. Thông báo cho người chuyển nhầm tin nhắn đến mình. |
||
L. Bố mẹ tự ý xem nhật kí của con. |
||
M. Ghi âm cuộc nói chuyện điện thoại của người khác. |