Câu hỏi:
85 lượt xemBài 9 trang 105 SBT Kinh tế Pháp luật 11: C và H là bạn thân của nhau, thường xuyên tâm sự chia sẻ với nhau trong học tập và trong cuộc sống. Một lần, C đến nhà H, trong lúc H đang bận việc ở ngoài sân thì điện thoại có tin nhắn, C đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Biết chuyện, H tỏ ý trách C, nhưng C không nghĩ mình có lỗi mà lại cho rằng là bạn thân của nhau thì có quyền đọc tin nhắn của nhau để biết chuyện, còn có thể giúp nhau tốt hơn. Sau sự việc này, H không còn thân thiết, tin tưởng C như trước nữa.
a) Em đồng ý với suy nghĩ và hành vi của C không? Vì sao?
b) Theo em, hậu quả gì đã đến với C trong tình huống này?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
♦ Yêu cầu a) Không đồng ý với suy nghĩ và hành vi của C, vì: việc tự ý xem tin nhắn của người khác là hành vi vi phạm quyền được đảm bảo bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
♦ Yêu cầu b) Hậu quả đối với C trong tình huống là: H không còn thân thiết, tin tưởng C như trước nữa.
Bài 3 trang 103 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng hoặc xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác?
Hành vi, việc làm |
Thực hiện đúng |
Xâm phạm |
A. Tự ý thu giữ, huỷ thư tín của người khác. |
||
C. Cán bộ có thẩm quyền kiểm soát thư tín, điện thoại của bất cứ ai. |
||
D. Không nghe điện thoại của người khác, mặc dù thấy có mấy cuộc gọi liên tiếp. |
||
E. Giữ giùm thư của người khác. |
||
G. Tự ý truy cập Facebook của bạn thân. |
||
B. Bố mẹ tự ý xem tin nhắn ở điện thoại của con. |
||
H. Tự ý truy cập, xem email của người cùng cơ quan. |
||
I. Cấp trên kiểm soát thư tín của cấp dưới. |
||
K. Thông báo cho người chuyển nhầm tin nhắn đến mình. |
||
L. Bố mẹ tự ý xem nhật kí của con. |
||
M. Ghi âm cuộc nói chuyện điện thoại của người khác. |