Câu hỏi:
60 lượt xemChép lại đoạn văn sau vào vở, chú ý dùng dấu ngoặc kép đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu.
Đi học là bài thơ do Hoàng Minh Chính sáng tác, được Nhà xuất bản Kim Đồng đưa vào tuyển tập thơ thiếu nhi Mặt trời xanh (năm 1971). Năm 1976, nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc cho bài thơ đó bằng một giai điệu mang âm hưởng dân ca Tày, Nùng. Từ đó trở đi, bài hát Đi học gần như đã trở thành “ca khúc của ngày tựu trường'.
(Theo Phạm Quý Hải)
Lời giải
Hướng dẫn giải:
'Đi học' là bài thơ do Hoàng Minh Chính sáng tác, được Nhà xuất bản Kim Đồng đưa vào tuyển tập thơ thiếu nhi “Mặt trời xanh” ( năm 1971). Năm 1976, nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc cho bài thơ đó bằng một giai điệu mang âm hưởng dân ca Tày, Nùng. Từ đó trở đi, bài hát 'Đi học' gần như đã trở thành 'ca khúc của ngày tựu trường.'.
ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG
Nườm nượp người, xe đi Mùa xuân về trẩy hội. Rừng mơ thay áo mới Xúng xính hoa đón mời.
Nơi núi cũ xa vời Bỗng thành nơi gặp gỡ. Một câu chào cởi mở Hoá ra người cùng quê.
Động Chùa Tiên, Chùa Hương Đá còn vang tiếng nhạc. Động chùa núi Hinh Bồng Gió còn ngân khúc hát.
|
Bước mỗi bước say mê Như giữa trang cổ tích. Đất nước mình thanh lịch Nên núi rừng cũng thơ.
Dù không ai đợi chờ Cũng thấy lòng bổi hổi. Lẫn trong làn sương khói Một mùi thơm cứ vương.
Ôi phải đâu lễ Phật Người mới đi Chùa Hương. Người đi thăm đất nước Người về trong yêu thương. (Theo Chu Huy) |
Từ ngữ
- Chùa Hương: thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Nườm nượp: đông, kéo dài như vô tận.
- Xúng xính: vẻ hớn hở trong bộ quần áo mới, dài và rộng.
- Bổi hổi: xao xuyến trong lòng.
Cảnh vật thiên nhiên ở Chùa Hương thay đổi như thế nào khi mùa xuân về?
Những hình ảnh nào cho thấy người đi hội rất đông vui và thân thiện?
Niềm tự hào về quê hương, đất nước được thể hiện qua những câu thơ nào?
Viết 1 – 2 câu có sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm mà em yêu thích.