Câu hỏi:
2649 lượt xem
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa. Đề 2: Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật. |
Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 3, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Lưu ý:
– Khi thêm lời kể, tả, thêm lời thoại hoặc thay đổi cách kết thúc của câu chuyện, cần lựa chọn chi tiết sáng tạo hấp dẫn, thú vị và phù hợp với nội dung câu chuyện.
– Khi đóng vai kể chuyện, cần chọn cách xưng hô phù hợp và kể, tả sự việc theo đúng cảm xúc của nhân vật mà em đóng vai.
Một số đoạn văn tham khảo:
– Sáng tạo thêm chi tiết (lời kể, lời tả, hội thoại,...) cho câu chuyện.
Cánh đồng hoa
Ngồi tựa vào gốc cây, các bạn nhỏ ngước nhìn bầu trời. Trên bầu trời xanh biếc, muôn vàn đám mây như đang đùa giỡn, trông thật vui nhộn. Một cụm mây bỗng tách ra, nhìn giống bông cúc trắng khổng lồ. Rồi một cụm mây nữa, trông giống đoá quỳnh tinh khôi. Những “bông hoa mây” cứ bồng bềnh, bồng bềnh, khiến Mư Hoa phải bật dậy reo lên: “Các cậu có thấy bầu trời như một vườn hoa không?”
– Thay đổi cách kết thúc của câu chuyện.
Thanh âm của gió
Bố bảo mới nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố hẹn chúng tôi ngày mai dậy sớm chạy ra bờ suối nghe xem gió nói điều gì. Thế là chúng tôi tưởng tượng ra bao nhiêu tiếng gió mà bố có thể nghe được. Tiếng gió cứ lao xao, lao xao đưa chúng tôi vào giấc ngủ lúc nào không hay.
– Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện.
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Đang bơi lội tung tăng trong làn nước xanh mát, bỗng nhiên tôi bị cuốn phẳng đi. Tôi hốt hoảng nhận ra mình đã mắc vào một tấm lưới và bị nhấc bổng lên khỏi mặt nước. Trước mắt tôi là một ông lão có nét mặt khắc khổ. Ông nhìn tôi với vẻ thất vọng, có lẽ vì trong lưới chỉ có mỗi mình tôi.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Ở đầu làng, có một đồng cỏ khá rộng. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường rủ nhau tới đó vui chơi. Ja Ka luôn mang theo chiếc trống nhỏ. Cậu vỗ trống rất hay. Mỗi lần Ja Ka vỗ trống, các bạn lại cùng múa hát tưng bừng. Những điệu trống cứ thật chắc nịch, cuốn hút những người bạn nhảy múa không ngừng.
Thế nhưng gần đây, trên đồng cỏ, một bãi rác xuất hiện và cứ lớn dần lên, bốc mùi khó chịu. Dù có đứng cách xa hàng cây số, vẫn có người có thể ngửi thấy một mùi khó chịu từ bãi rác này. Phải vậy mà không còn nhiều người dân, nhiều loài động vật, chim bướm bay lại đồng cỏ như trước nữa. Các bạn nhỏ chẳng nô đùa, hò hét như mọi ngày.
– Cứ thế này, đồng cỏ sẽ thành bãi rác mất thôi! – Mư Nhơ thở dài.
Mư Hoa quay mặt đi, giấu những giọt nước mắt:
– Bọn mình còn đâu chỗ mà vui chơi!
Ja Ka, Ja Prok thì rầu rĩ:
– Biết làm thế nào bây giờ?
Bỗng Mư Hoa hỏi:
– Các cậu có thấy bầu trời như một vườn hoa không?
Mư Nhơ gật đầu:
– Cánh diều giống hoa ngũ sắc, đám mây giống hoa cúc trắng,...
Mư Hoa bật dậy:
– Chúng ta sẽ biến nơi đây thành cánh đồng hoa. Mọi người không nỡ lấy cánh đồng đẹp làm chỗ đổ rác đâu.
Các bạn nhỏ chụm đầu bàn tính và quyết tâm cải tạo đồng cỏ. Biết ý tưởng đó, nhiều cô bác trong làng đã hưởng ứng. Họ hồ hởi cùng các bạn bắt tay vào dọn rác, xới đất, gieo hạt, trồng cây; ngày ngày tưới nước, nhỏ cỏ, bắt sâu. Cây đâm chồi, nảy lộc, rồi nhú nở những bông hoa đầu tiên. Ba tháng sau, hoa đã đua nhau khoe sắc: cúc bách nhật tím lịm, cúc vạn thọ vàng tươi, mào gà đỏ thắm,... Quả nhiên, không thấy ai đến đây đổ rác nữa. Nhóm bạn vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muôn hoa rực rỡ, trong tiếng trống rộn ràng.
Với cánh đồng hoa xinh đẹp, ngôi làng trở nên nổi tiếng, đón nhiều khách tới tham quan. Các bạn nhỏ và dân làng cười vui. Cánh đồng hoa cũng như đang vui cười hạnh phúc. Được làm những việc tốt ngay tại nơi mình sống, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, các bạn nhỏ hạnh phúc và vui sướng hơn bao giờ hết.
Bạn yêu thích, tự hào về điều gì ở quê hương hoặc nơi mình sinh sống?
Bạn nhỏ đã có những kỉ niệm gì cùng bạn bè trên bến sông tuổi thơ?
Trong cảm nhận của bạn nhỏ, vẻ đẹp của quê hương hiện lên như thế nào?
Qua bài đọc, em yêu thích hình ảnh nào của vùng đất cù lao? Vì sao?
a. Tìm từ có nghĩa giống với từ in đậm trong các câu sau:
Thỉnh thoảng lại nghe những trái bần chín rớt tôm xuống sông, âm thanh rất đỗi quen thuộc và gắn gũi với bọn trẻ sống ở xứ cù lao này. |
Mỗi chiều, bọn trẻ chúng tôi tụ năm tụ bảy ở bển sông, vui đùa dủ các trò của tuổi con nít. |
Trái bần chua cũng là một 'đặc sản' của quê tôi. |
b. Qua những từ in đậm ở trên, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của nhà văn trong bài Bến sông tuổi thơ? Chọn đáp án đúng.
A. Nhà văn sử dụng từ ngữ gần gũi với trẻ em.
B. Nhà văn dùng từ ngữ phổ biến với nhiều người.
C. Nhà văn sử dụng từ ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
D. Nhà văn dùng những từ ngữ trừu tượng, mơ hồ.
Chia sẻ với người thân về những điều thú vị trong một câu chuyện em đã đọc, đã nghe.