Câu hỏi:

137 lượt xem
Tự luận

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ.

Để 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.

Chuẩn bị.

a. Lựa chọn bài thơ theo yêu cầu của đề 1 hoặc đề 2.

b. Đọc bài thơ, ghi ngắn gọn những điều em yêu thích ở bài thơ.

G:

Bài Tuổi Ngựa: Hình ảnh chú ngựa con hiếu động, giàu tình cảm, có ước mơ bay bổng,...

Bài Tiếng hạt nảy mầm: Tình yêu thương của cô giáo dành cho các bạn học sinh khiếm thính và thế giới âm thanh được cô chuyển tải qua hình ảnh,...

Bài Trước cổng trời: Bức tranh thiên nhiên đẹp như mơ ở vùng núi cao ngút ngàn qua lời thơ trong trẻo,...

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

a. Em lựa chọn bài thơ: Việt Nam đất nước ta ơi – tác giả Nguyễn Đình Thi.

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

 

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

 

Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

 

Nước bâng khuâng những chuyến đò

Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi

Đói nghèo nên phải chia ly

Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường

 

Ta đi ta nhớ núi rừng

Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ

Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô

Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan...

b. Đọc bài thơ, em thấy những vẻ đẹp của quê hương đất nước ấm no, bình dị, trù phú. Đồng thời, em còn thấy những vẻ đẹp của con người, là những phẩm chất trung hậu, đảm đang, son sắt, chung thuỷ, cần cù, lam lũ, gan dạ trong chiến đấu mà hiền lành trong đời thường. 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 2:
Tự luận

* Đọc văn bản

Trí tưởng tượng phong phú

Giô-an Rô-linh là một cô bé có trí tưởng tượng rất phong phú. Giô-an thường nghĩ ra nhiều câu chuyện và kể cho em gái nghe. Chỉ cần nhìn thấy một chú thỏ là Giô-an có ngay một câu chuyện. Cô bắt đầu kể cho em: “Thỏ con bị sốt. Cô ong mang đến cho thỏ một chiếc bánh quy mật ong. Thỏ ăn xong, khỏi bệnh liền.”. Hôm sau, em gái nài nỉ cô kể tiếp. Giô-an kể: “Cô ong lo lắng cho bệnh tình của thỏ. Ong tiêm cho thỏ một mũi...”. Đứa em vội kêu: “Không phải, hôm qua chị kể khác.”. Giô-an nghĩ có nên viết ra câu chuyện của mình, trước khi quên mất. Câu chuyện Chú thỏ con được ra đời như thế. Đó cũng là lần đầu tiên Giô-an ước mơ trở thành nhà văn. Giô-an bắt đầu ghi lại những câu chuyện mới vào một cuốn sổ.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Giô-an làm việc tại một công ty nhưng trong đầu cô luôn tràn ngập những câu chuyện. Một lần, ngồi trên tàu, nhìn ra cửa sổ, cô chợt nghĩ tới hình ảnh một cậu bé với cặp kính và một vết sẹo hình tia chớp trên trán. Thế là trước mắt cô, cả đoàn tàu đi vào thế giới phép thuật kì thú. Giô-an đặt tên cho cậu bé là Ha-ri Pót-tơ. Cô nghĩ về ngôi trường cậu bé theo học, bạn bè của cậu,... Càng viết, cô càng phấn khích.

Một năm trôi qua, Giô-an đã viết xong tập truyện đầu tiên về Ha-ri Pót-tơ. Cô gửi bản thảo đến nhiều nhà xuất bản nhưng đều bị từ chối. Rất may, một nhà xuất bản đã nhận lời. Khi cuốn sách được xuất bản, Giô-an muốn hét thật to: “Mơ ước của mình đã trở thành hiện thực!”. Nhưng điều cô không ngờ tới, Ha-ri Pót-tơ và hòn đá phù thuỷ đã thu hút sự chú ý của rất nhiều trẻ em trên toàn thế giới. Giô-an trở thành nhà văn nổi tiếng. Có thường nói với các bạn đọc: “Nếu không sáng tác, tôi sẽ không thể ngủ ngon.”.

(Theo Dun Dơ-rim, Bảo Khanh dịch)

* Trả lời câu hỏi

Những chi tiết nào cho biết ngay từ nhỏ, Giô-an Rô-linh đã có trí tưởng tượng rất phong phú?


6 tháng trước 30 lượt xem
Câu 10:
Tự luận

Tìm ý.

G:


6 tháng trước 26 lượt xem