Câu hỏi:
47 lượt xemLời giải
Hướng dẫn giải:
– Đặc điểm không gian trước lầu Ngưng Bích: đó là rất rộng lớn, mênh mông và bát ngát cụ thể qua những từ như “non xa”, “trăng gần”, “bát ngát”. Không gian ở lầu Ngưng Bích lại được miêu tả mở ra theo chiều cao, chiều xa. Chúng ta có thể thấy, hình ảnh thể hiện sự chênh vênh, chơi vơi, vô cùng đơn độc giữa không gian bao la đó. Cảnh ở lầu Ngưng Bích còn được mieu tả rất trống trải, hoang vắng, dường như không có dấu hiệu của sự sống. Điều được thể hiện cụ thể qua những từ ngữ và hình ảnh như “cát vàng”, “bụi hồng”, “cồn nọ”, “dặm kia”. Tất cả hình ảnh tạo nên sự phủ định sự sống, gợi sự ngổn ngang của cảnh vật.
– Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều qua hình ảnh “mây sớm đèn khuya” cho thấy sự lặp đi lặp lại quay vòng của thời gian. Tạo một cảm giác nhàm chán, buồn tẻ.
– Qua khung cảnh thiên nhiên trên đây, chúng ta có thể có thể thấy rõ hoàn cảnh và tậm trạng của Thúy Kiều khi ở Lâu Ngưng Bích. Đó là nàng đang bị giam lỏng, mất tự do ở chốn thơ mộng hữu tình nhưng hoang vắng. Và nàng mang trong mình một tâm trạng cô đơn, buồn tủi và đầy sự hổ thẹn.
– Những từ ngữ góp phần diễn tả hoàn cảnh vầ tậm trạng Thúy Kiều đó chính là: “khóa xuân”, “non xa”, “trăng gần”, “bốn bề”, “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”…
Thuý Kiều lần lượt nhớ những ai? Theo em, trình tự nỗi nhớ đó có hợp lí không? Vì sao?