Câu hỏi:

63 lượt xem
Tự luận

Đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh.

A close-up of a book

Description automatically generated

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Em đọc các câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh như trong gợi ý của sách giáo khoa hoặc tìm đọc thêm:

Bài học đầu tiên

Đã 10 năm rồi em không gặp lại Thầy, cũng chừng ấy thời gian em vẫn hằng mơ một ngày em được trở lại thời thơ bé với bao kỷ niệm lưu luyến với thầy cô và bè bạn. Chiều nay em đi qua khúc sông gặp bạt ngàn hoa lau trắng, những bông lau trắng bời bời như nỗi nhớ của em về Thầy...

Bài học đầu tiên em học ở Thầy là bài giảng về lịch sử về Đinh Tiên Hoàng - vị vua tài giỏi đã dẹp loạn 12 sứ quân, đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước.Thầy đã kể rất sinh động việc thời nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau với trẻ con thôn khác, đánh đâu thắng đó, tất cả đều hàng phục tôn làm 'chủ tướng', chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như vua.Hình ảnh những cành lau trắng đã được Thầy minh họa rất xúc động và trở thành dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong em và nhiều lứa học trò chúng em ngày ấy. Thầy đã giảng cho chúng em biết bao bài học về lịch sử, về tình yêu đất nước và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc... nhưng có một điều, Thầy chưa bao giờ kể về mình, về cuộc đời quân ngũ của Thầy. Thầy là thương binh, Thầy trở về từ chiến trường và đã để lại nơi ấy một cánh tay. Em nhớ những dòng chữ bằng phấn trắng Thầy viết lên bảng bằng tay trái xiên xiên, chợt thấy cay cay sống mũi...

Hồi đó, món quà mà em và các bạn trong nhóm học sinh giỏi Văn đã tặng Thầy nhân ngày 20-11 là một bó hoa lau trắng. Thầy đã xúc động đến lặng người. Thầy cẩn thận cắm 'bó hoa đặc biệt' ấy của chúng em vào một bình hoa được làm bằng gốc tre ngà ở phòng làm việc của Thầy. Rồi Thầy quay lại nói với chúng em giọng xúc động: hoa lau trắng nhắc Thầy nhớ mẹ, nhớ những người đồng đội cũ. Thầy kể, chữ đầu tiên hồi đó Thầy học là chữ 0.

Để thầy dễ nhớ, mẹ Thầy nói nếu khi con nhìn thấy nắng xuyên qua mái nhà của mình, thấy những chấm tròn, đó là chữ 0. Nhà Thầy hồi đó lợp bằng tranh mây. Những gánh tranh mây mà cha Thầy đã lặn lội mang về từ trong rừng sâu, kiên nhẫn gánh đến mấy tháng trời mới đủ làm mái nhà. Người thầy đầu tiên trong cuộc đời Thầy chính là mẹ Thầy. Những con số đầu tiên Thầy biết cũng từ mẹ. Học đếm từ số 1 đến số 10, rồi cả phép cộng, trừ, nhân, chia cũng bằng những củ khoai, những phần quà của mẹ mỗi buổi chợ chiều cho chị và mấy đứa em.Bài học làm người mẹ cũng dạy Thầy bằng những câu ca dao 'Lá lành đùm lá rách', 'Ăn xem nồi ngồi xem hướng', 'Học ăn học nói học gói học mở',... Chỉ đơn giản là những lời dạy thường ngày, không có cuốn giáo án nào ngoài cuốn giáo án trái tim, tấm lòng yêu thương con hết mực... Câu chuyện kể của Thầy cũng là một bài học Thầy muốn dạy lại cho em, về tình yêu và lòng nhân ái. Có lẽ em nhớ và kính trọng Thầy hơn bởi những điều thật giản dị như thế.

Trong giấc mơ ngập trắng hoa lau, em thấy tuổi thơ mình trở về bình yên, trong trẻo. Em nhớ Thầy nói là mỗi loài hoa đều có một hồn cốt riêng, đều có những giá trị mà chưa có ai viết hết, nói hết. Giờ đây đứng trước triền sông bạt ngàn hoa lau trắng - loài hoa giản dị đã trở thành ký ức thiêng liêng trong em khi nhớ về Thầy, về bài học đầu tiên của Thầy. Trong trái tim em, hình ảnh của Thầy giống như một ngọn núi với những tán cây đủ chở che cho em suốt mùa nắng gắt, cũng là nơi bình yên em muốn trở về mỗi khi lòng mệt nhoài nơi đất khách.

Mùa đông đã về hun hút gió. Ngoài triền sông hoa lau trắng lại bời bời trong gió. 'Cây lau có một sức sống bền bỉ và diệu kỳ, dù gió mưa có quất bao nhiêu thì hoa vẫn nở đúng mùa và vẫn trắng đến chênh chao. Con người cần phải kiên trì hơn loài hoa lau ấy...'. Thầy đã dạy em như thế, đến bây giờ em vẫn luôn mang theo bên mình hình ảnh của một màu hoa trắng tinh khiết như những tình cảm mến thương của những cô cậu học trò dành tặng thầy cô giáo...Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.

(Sưu tầm)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 2:
Tự luận

* Đọc văn bản

Tấm gương tự học

Tạ Quang Bửu sinh ra trong một gia đình nhà nho ở Nghệ An. Ông là nhà khoa học và nhà giáo dục đa tài, uyên bác hiếm có.

Con đường đến với thành công của Tạ Quang Bửu rất giản dị: tự học, học suốt đời và học say mê. Ông có thói quen đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi, đọc rất nhanh và nhớ rất lâu. Có lần, ngồi trên lưng ngựa, mải đọc sách, ông ngã tòm xuống suối. Tất cả những ai ở bên ông đều khâm phục khả năng tự học của ông. Ông học từ lúc còn trẻ đến lúc cuối đời, ngay cả khi đau ốm.

Tạ Quang Bửu còn là tấm gương của việc học toàn diện. Ông xuất sắc ở nhiều lĩnh vực: toán, lí, hoá, sinh, triết học,... đặc biệt là ngoại ngữ. Ông sử dụng thành thạo tiếng Anh, Pháp, Đức, Ba Lan; có thể đọc hiểu tiếng Nga, Trung, Hy Lạp cổ và La-tinh. Chỉ tự học tiếng Nga trong ba tháng mà ông đã có thể dịch trôi chảy các tài liệu quân sự tiếng Nga. Ông giúp Bác Hồ soạn thảo những bức công hàm bằng tiếng Anh, nhiều lần cùng Bác tiếp các chính khách nước ngoài. Ông được nhận xét là nói tiếng Anh “hoàn hảo đến mức người Anh phải kinh ngạc”. Ngoài ra, ông còn có hiểu biết sâu rộng về âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, thể thao,... Ông luôn tranh thủ thời gian tự học, để thoả mãn niềm đam mê của mình. Nhiều người coi ông là “Lê Quý Đôn thời nay”.

Tên của Tạ Quang Bửu được đặt cho các con phố ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng,... Ở Việt Nam, có một giải thưởng dành cho các nhà khoa học xuất sắc mang tên ông – Giải thưởng Tạ Quang Bửu.

(Phan Sơn tổng hợp)

A blue sign with white text

Description automatically generated

* Trả lời câu hỏi

Đoạn văn thứ nhất giới thiệu điều gì về Tạ Quang Bửu?


6 tháng trước 39 lượt xem
Câu 10:
Tự luận

Tìm ý.

G:

A screenshot of a chat

Description automatically generated


6 tháng trước 38 lượt xem