Câu hỏi:
33 lượt xemĐọc cho người thân một bài thơ viết cho thiếu nhi và chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
G:
Nói với em Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay Tiếng lích rích chim sâu trong lá Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện Sẽ được nhìn thấy các bà tiên Thấy chú bé đi hài bảy dặm Quả thị thơm cô Tấm rất hiền.
|
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ Đã nuôi em khôn lớn từng ngày Tay bồng bé sớm khuya vất vả Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay. (Vũ Quần Phương)
|
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Bài thơ: Cô giáo của con
Mỗi khi vào lớp
Cô cười thật tươi
Say sưa giảng bài
Giọng cô ấm áp
Bạn nào hay nghịch
Cô chẳng thích đâu
Bạn nào chăm ngoan
Cô yêu lắm đấy
Cần như hạt muối
Đẹp như hoa rừng
Cô giáo của con
Ai mà chẳng quý.
– Cảm nghĩ của em về bài thơ: Bài thơ hay nói về việc làm, điều cô giáo làm. Cô giáo tốt như người mẹ thứ hai của các bạn học sinh. Em cũng yêu cô giáo của mình như bạn nhỏ trong bài thơ.
Từ nào được lặp lại trong câu tục ngữ dưới đây? Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
Học ăn, học nói, học gói, học mở. |
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
Tôi đạp vỡ màu nâu Bầu trời trong quả trứng Bỗng thấy nhiều gió lộng Bỗng thấy nhiều nắng reo Bỗng tôi thấy thương yêu Tôi biết là có mẹ. (Xuân Quỳnh) |
|
a. Từ bỗng xuất hiện mấy lần trong đoạn thơ
b. Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng gì? Chọn đáp án đúng.
A. Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được mẹ yêu thương.
B. Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được ra khỏi quả trứng.
C. Nhấn mạnh sự tươi đẹp của thiên nhiên mà chú gà con quan sát được.
D. Nhấn mạnh sự ngỡ ngàng của chú gà con trước những điều mới mẻ.