Câu hỏi:
11 lượt xemĐọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Hôm nay, lớp tôi thảo luận về chủ điểm “Tiếp bước cha ông”. Một trong những ý kiến các bạn nêu ra là cần bảo vệ di sản của cha ông để lại. Tôi rất tán thành ý kiến này. Di sản là tài sản quý báu của cha ông, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tôi và bạn nhìn thấy di sản qua di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, phong tục, lễ hội,... Vì sao phải giữ gìn di sản của cha ông để lại? Vì giữ gìn di sản của cha ông để lại chính là giữ gìn thành quả lao động của những thế hệ trước. Để có một công trình kiến trúc, một mái đình, ngôi chùa,... cha ông ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, công sức lao động thậm chí cả xương máu. Biết bao khát vọng của người xưa được gửi gắm vào mỗi di sản đó. Từ những di sản của cha ông, chúng ta thấy lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những giá trị ấy đã nối kết quá khứ với hiện tại. Tôi nghĩ bảo vệ di sản của cha ông để lại là trách nhiệm của thế hệ trẻ, trong đó có tôi và các bạn.
(Đăng Dương)
a. Đoạn văn trên nói về sự việc gì? Người viết có ý kiến thế nào về sự việc đó.
b. Xác định các phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) của đoạn văn.
c. Chọn nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn.
d. Trong phần triển khai, người viết đã đưa ra lí do và những dẫn chứng nào để chứng minh ý kiến của mình là đúng?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
a. Đoạn văn trên nói về sự việc: Lớp của một bạn học sinh thảo luận về chủ điểm “Tiếp bước cha ông”. Có một bạn nêu ra ý kiến cần bảo vệ di sản của cha ông để lại.
Người viết có ý kiến tán thành với sự việc được nêu ra.
b. Xác định các phần của đoạn văn như sau:
+ Mở đầu: Từ đầu đến “Tôi rất tán thành ý kiến này”.
+ Triển khai: Từ “Di sản là tài sản quý báu…” đến “Những giá trị ấy đã nối kết quá khứ với hiện tại”.
+ Kết thúc: Phần còn lại.
c. Em chọn nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn:
+ Mở đầu: Giới thiệu sự việc, nêu ý kiến tán thành của người viết về sự việc.
+ Triển khai: Trình bày lí do và dẫn chứng để chứng minh ý kiến của mình là đúng.
+ Kết thúc: Khẳng định lại một lần nữa ý kiến tán thành về sự việc.
d. Trong phần triển khai, người viết đã đưa ra lí do và những dẫn chứng để chứng minh ý kiến của mình là đúng:
– Lí do: Di sản là tài sản quý báu của cha ông, trao truyền thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Dẫn chứng: Tôi và bạn nhìn thấy di sản qua di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, phong tục, lễ hội,…
– Lí do: Vì sao phải giữ gìn di sản của cha ông để lại? Vì giữ gìn di sản của cha ông để lại chính là giữ gìn thành quả lao động của những thế hệ trước.
+ Dẫn chứng: Để có một công trình kiến trúc, một mái đình, ngôi chùa,... cha ông ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, công sức lao động thậm chí cả xương máu.
+ Dẫn chứng: Biết bao khát vọng của người xưa được gửi gắm vào mỗi di sản đó.
– Lí do: Từ những di sản của cha ông, chúng ta thấy lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Dẫn chứng: Những giá trị ấy đã nối kết quá khứ với hiện tại.
Chia sẻ những điều em biết về di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội.
* Đọc văn bản
Nghìn năm văn hiến
Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu Thăng Long để thờ Khổng Tử. Kể từ đó, hệ thống Văn Miếu đã được xây dựng ở khắp nơi. Ở Văn Miếu Thăng Long, vua còn cho xây Quốc Tử Giám làm nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc. Về sau, học trò giỏi là con em dân thường cũng được học ở đây.
Đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3 000 tiến sĩ, cụ thể như sau:
Triều đại |
Số khoa thi |
Số tiến sĩ |
Số trạng nguyên |
Lý |
6 |
11 |
0 |
Trần |
14 |
51 |
9 |
Hồ |
2 |
12 |
0 |
Lê |
104 |
1 780 |
27 |
Mạc |
21 |
484 |
11 |
Nguyễn |
38 |
558 |
0 |
Tổng cộng |
185 |
2 896 |
47 |
Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiền Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1 306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.
(Theo Nguyễn Hoàng)
* Trả lời câu hỏi
Vị vua nào đã cho xây dựng Văn Miếu Thăng Long? Công trình đó được xây dựng vào năm nào?
Tìm những chi tiết trong bài cho biết ông cha ta luôn coi trọng việc đào tạo nhân tài.
Bài đọc giúp em hiểu điều gì về truyền thống khoa cử của Việt Nam?