Câu hỏi:
14 lượt xemĐọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Tôi và lũ bạn đã đi tìm tu hú dọc những bờ dứa dại. Nhưng chúng tôi không làm sao trông thấy chúng. Chúng tôi đi rón rén đến nơi phát ra tiếng một con tu hú kêu, bỗng nó im bặt. Ở nơi cách chúng tôi không xa, một con tu hú khác cất tiếng gọi như trêu tức con người. Và ngay cả nơi chúng tôi vừa rời khỏi, tu hú lại kêu. Vì thế, tôi chưa bao giờ trông thấy chim tu hú.
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
a. Tìm những từ ngữ nối có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn.
b. Tìm thêm những từ ngữ nổi có thể thay thế cho các từ ngữ đã tìm được ở bài tập a.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
a. Những từ ngữ nối có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn là: Nhưng, và, vì thế.
b. Những từ ngữ nối có thể thay thế cho các từ ngữ đã tìm được ở bài tập a là:
+ Nhưng: vậy mà, thế mà, tuyệt nhiên, mà.
+ Và: đến, mà, thậm chí.
+ Vì thế: Vì vậy, bởi thế, bởi đó, thế nên, vậy nên.
Nêu nội dung chính của một trong những câu chuyện được nhắc tới ở bài tập 1.
Trong đoạn văn dưới đây, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? Xác định các vế của những câu ghép vừa tìm được.
(1) Mùa đông, rùa ngại rét. (2) Gió cứ thổi vù vù. (3) Rùa đợi đến mùa xuân. (4) Mùa xuân nhiều hoa, nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông. (5) Mưa phùn vẫn cứ lai rai và gió bấc vẫn thút thít ở các khe núi. (6) Rùa lại đợi đến hè. (7) Mùa hè tạnh ráo. (Theo Võ Quảng) |
Chọn một vế câu ở A và một vế câu ở B, thêm kết từ hoặc cặp từ hô ứng để tạo câu ghép.
Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết câu trong mỗi đoạn văn dưới đây và cho biết biện pháp liên kết được sử dụng trong mỗi đoạn.
a. Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. (Theo Minh Nhương) |
b. Thào A Sùng cười thật tươi. Trong mắt cậu, tôi như thấy những đồi chè bạt ngàn, thân cây đẫm sương còn ngọn vươn cao đón nắng. (Theo Nguyên Hương) |
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc ở bài tập 1.
G:
Trao đổi với bạn đoạn văn em vừa viết để góp ý cho nhau và chỉnh sửa bài viết.
Niềm vui “được mùa mật” của các nhân vật trong câu chuyện được thể hiện như thế nào?
Viết 2 – 3 câu nêu cảm nghĩ của em về người bà trong câu chuyện trên.
Dùng kết từ (hoặc cặp kết từ) để nối các câu đơn dưới đây thành câu ghép.
Trong đoạn dưới đây, từ ngữ thay thế nào có tác dụng liên kết câu?
Khi bánh đã vớt ra đầy mâm, bà ghé đầu ra cửa gọi gia đình bác thợ gỗ bên hàng xóm. Bà mời họ sang nếm mật mới và ăn bánh, mừng mùa mật. |