Câu hỏi:

187 lượt xem
Tự luận

Yêu cầu (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Đọc trước tùy bút Trưa tha hương và tìm hiểu thêm về tác giả Trần Cư

- Tìm hiểu điệu hát ru của miền Bắc

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Tác giả Trần Cư: Tên thật là Trần Ngọc Cư, sinh ngày 3-4-1918 tại Hải Phòng, quê gốc là làng Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội). Ông có cả thảy 7 anh chị em nhưng 3 người trong số đó mất sớm. Trần Cư là anh cả, và cũng là người được ăn học đến nơi đến chốn nhất. Ông là tú tài triết học và học cả ngành bưu điện Đông Dương. Ông từng có thời gian sống ở Campuchia.Từng dạy văn, viết báo. Trước Cách mạng tháng 8/1945, ông cộng tác lâu dài nhất với tờ báo Tiểu thuyết thứ bảy. Nhiều người cùng thời giờ vẫn còn nhớ những tác phẩm khá chắc tay của ông như Trưa tha hương (17-7-1943), Trên lái thần (12-1944)... Âm hưởng sáng tác của Trần Cư thời kì này có nhiều nét buồn, như tâm trạng chung của cả thế hệ nhà văn mất nước khi đó. Từ 1945, ông còn viết phóng sự, xã luận, ghi chép, đưa tin về nhiều mảng của đời sống xã hội. Ông cũng viết rất nhiều bài báo bằng hình thức vè, thơ lục bát quen thuộc trong dân gian, nhằm phổ cập những kinh nghiệm đấu tranh, cách thức sử dụng súng cướp được của địch, phương pháp giữ bí mật cho đồng bào thiểu số.

- Điệu hát ru miền Bắc: Hát ru Bắc Bộ là thể loại Hát ru mang phong cách ngâm ngợi, thường phổ nhạc dựa vào những câu thơ lục bát (6/8) hoặc lục bát biến thể. Âm nhạc trong Hát ru là phương tiện giúp người ru giao tiếp được với trẻ một cách thuận lợi cho dù trẻ đã đủ lớn để hiểu hay chưa hiểu được khả năng giao tiếp bằng ngôn từ. Qua việc tìm hiểu các bài Hát ru ở nông thôn Bắc Bộ ngày nay hầu hết các bài Hát ru đều thuộc loại cấu trúc ba phần riêng biệt gồm: phần mở/ thân/ đóng..Hát ru Bắc Bộ luôn được hát với tốc độ chậm, nhịp điệu tự do phóng khoáng, khoan thai phù hợp với tính chất ngân nga làm nên một cảm giác êm ái, nhẹ nhàng. Tiết tấu trong Hát ru hầu như không có sự tương phản giữa các ca từ, mỗi ca từ được hát với một giá trị thời gian gần như nhau. Sự ngưng nghỉ, kéo dài thường chỉ diễn ra ở cuối mỗi câu thơ. Tuy nhiên trong quá trình diễn xướng, phụ thuộc vào cảm xúc như sự ngẫu hứng của người ru, sự đều đặn của mỗi ca từ có thể bị thay đổi. (Sưu tầm)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ