Soạn bài Trưa tha hương lớp 7 (Cánh Diều)
Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Trưa tha hương lớp 7 Cánh Diều hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Xem thêm »
Soạn bài Trưa tha hương
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Đọc trước tùy bút Trưa tha hương và tìm hiểu thêm về tác giả Trần Cư
- Tìm hiểu điệu hát ru của miền Bắc
Lời giải:
- Tác giả Trần Cư: Tên thật là Trần Ngọc Cư, sinh ngày 3-4-1918 tại Hải Phòng, quê gốc là làng Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội). Ông có cả thảy 7 anh chị em nhưng 3 người trong số đó mất sớm. Trần Cư là anh cả, và cũng là người được ăn học đến nơi đến chốn nhất. Ông là tú tài triết học và học cả ngành bưu điện Đông Dương. Ông từng có thời gian sống ở Campuchia.Từng dạy văn, viết báo. Trước Cách mạng tháng 8/1945, ông cộng tác lâu dài nhất với tờ báo Tiểu thuyết thứ bảy. Nhiều người cùng thời giờ vẫn còn nhớ những tác phẩm khá chắc tay của ông như Trưa tha hương (17-7-1943), Trên lái thần (12-1944)... Âm hưởng sáng tác của Trần Cư thời kì này có nhiều nét buồn, như tâm trạng chung của cả thế hệ nhà văn mất nước khi đó. Từ 1945, ông còn viết phóng sự, xã luận, ghi chép, đưa tin về nhiều mảng của đời sống xã hội. Ông cũng viết rất nhiều bài báo bằng hình thức vè, thơ lục bát quen thuộc trong dân gian, nhằm phổ cập những kinh nghiệm đấu tranh, cách thức sử dụng súng cướp được của địch, phương pháp giữ bí mật cho đồng bào thiểu số.
- Điệu hát ru miền Bắc: Hát ru Bắc Bộ là thể loại Hát ru mang phong cách ngâm ngợi, thường phổ nhạc dựa vào những câu thơ lục bát (6/8) hoặc lục bát biến thể. Âm nhạc trong Hát ru là phương tiện giúp người ru giao tiếp được với trẻ một cách thuận lợi cho dù trẻ đã đủ lớn để hiểu hay chưa hiểu được khả năng giao tiếp bằng ngôn từ. Qua việc tìm hiểu các bài Hát ru ở nông thôn Bắc Bộ ngày nay hầu hết các bài Hát ru đều thuộc loại cấu trúc ba phần riêng biệt gồm: phần mở/ thân/ đóng..Hát ru Bắc Bộ luôn được hát với tốc độ chậm, nhịp điệu tự do phóng khoáng, khoan thai phù hợp với tính chất ngân nga làm nên một cảm giác êm ái, nhẹ nhàng. Tiết tấu trong Hát ru hầu như không có sự tương phản giữa các ca từ, mỗi ca từ được hát với một giá trị thời gian gần như nhau. Sự ngưng nghỉ, kéo dài thường chỉ diễn ra ở cuối mỗi câu thơ. Tuy nhiên trong quá trình diễn xướng, phụ thuộc vào cảm xúc như sự ngẫu hứng của người ru, sự đều đặn của mỗi ca từ có thể bị thay đổi. (Sưu tầm)
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính Trưa tha hương: Văn bản ghi lại nỗi nhớ quê nhà da diết khi tác giả bất ngờ được nghe tiếng ru con xứ Bắc trên đất khách quê người.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý tình huống, địa điểm, thời gian của câu chuyện.
Lời giải:
Vào buổi trưa nắng ở nơi đất khách, nhân vật “tôi” đang cảm thấy nhớ nhà.
Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Từ “nạo” trong câu: “Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn.” diễn tả được những điều gì
Lời giải:
Từ “nạo” trong câu: “Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn.” diễn tả nỗi nhớ quê nhà da diết của tác giả.
Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tiếng hát ru nhắc nhân vật “tôi” nhớ đến những gì
Lời giải:
Tiếng hát ru nhắc nhân vật “tôi” nhớ đến gia đình có những buổi trưa oi ả với tiếng võng đều đều.
Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tiếng hát ru đã giúp “tôi” nhận ra điều gì?
Lời giải:
Tiếng hát ru đã giúp “tôi” nhận ra “ giữa gia đình người cái hạnh phúc hang ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi”.
Câu 5 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chi tiết “ôm con người” cho biết người hát ru là ai?
Lời giải:
Chi tiết “ôm con người” cho biết người hát ru là người đi ở vú.
Câu 6 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nhân vật “tôi” thấy hình ảnh gì của quê hương qua tiếng hát ru?
Lời giải:
Nhân vật “tôi” thấy hình ảnh của quê hương qua tiếng hát runhững làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám của quê hương.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài tùy bút Trưa tha hương viết về chuyện gì? Tình huống, địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện có gì đặc biệt?
Lời giải:
Bài tùy bút viết về truyện nhân vật tôi ở Chúp được nghe tiếng hát ru xứ Bắc.
Tình huống, địa điểm xảy ra câu chuyện đều đặc biệt: vào buổi trưa vắng vẻ, ở nơi xa (ngoại quốc) khi “tôi” được nghe tiếng hát ru xứ Bắc.
Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì?
Lời giải:
Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến:
- Nhà và những kỉ niệm lúc ở nhà.
- 'Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương'.
Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe tiếng hát ru.
Lời giải:
Một số câu, đoạn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe tiếng hát ru:
- 'Tự nhiên tôi nhớ nhà. Phải chăng tôi đã gặp linh hồn của đất nước. Hình như xa lắm, đã lâu rồi, ở mãi tít phương Bắc, trong gia đình tôi cũng có những buổi trưa oi ả với tiếng võng đều đều...'
- 'Tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ. Và ngạc nhiên sao lại nằm ở đây, ở chốn rừng rú này. Thì ra tôi đã phải đi mất hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi. [...]'
- 'Tiếng ru đều đều hòa với tiếng võng kẽo kẹt có một cái gì đặc biệt Việt Nam - nhất là một buổi trưa ở chốn xa xôi, nghe một câu hát ru của quê hương mình, thấm thía và buồn mang mang quá!'
- 'Tôi bỗng thấy tâm hồn bớt cô đơn hơn một chút. Bởi vì ở chốn xa lạ này, bên vách kia còn có một linh hồn cô đơn, lạnh lùng hơn, nhưng âm thầm, tăm tối hơn, cho nên tha hương hơn nữa...'
- 'Thì ra, cho dù có đi quanh thế giới này đi nữa, trong khi Trái Đất mang ta, ta cũng mang trong lòng cả một thế giới.'
- 'Dù qua không gian, qua thời gian, ta vẫn còn một chút gì riêng biệt của ta. Tiếng nói có trọ trẹ, giọng có pha, nhưng tâm hồn vẫn vậy. [...]'
Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua một số câu văn cụ thể trong văn bản, phân tích đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc.
Lời giải
Đặc điểm của tùy bút:
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh: “..trong khi mẹ tôi ra sân phơi nốt mấy cái quần áo..Màu trắng cảu vải ướt ra ngoài nắng cũng sang chói lên và hắt vào buồng học của tôi như cái dòng ánh sang gờn gợn, rung rinh chảy trên mảnh tường xa xôi là bến Chúp này.”
- Ngôn ngữ giàu cảm xúc: “..bên vách kia còn có một linh hồn cô đơn hơn, lạnh lung hơn, nhưng âm thầm tăm tối hơn, cho nên tha hương hơn nữa…” “tiếng võng đưa kẽo kẹt như “nạo” vào hồn”,…
Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài tùy bút cho em hiểu thêm được gì về điệu hát ru miền Bắc?
Lời giải:
Điệu hát ru miền Bắc thường là những bài ca dao.