Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa lớp 7 (Cánh Diều)
Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa lớp 7 Cánh Diều hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Đọc trước văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa, tìm hiểu thêm về các phương tiện được nói đến trong văn bản này
- Em biết những dân tộc thiểu số nào trên đất nước ta? Người dân của các dân tộc đó sử dụng phương tiện nào để vận chuyển?
Lời giải:
- Các phương tiện được nói đến trong văn bản: đi bộ, đi thuyền, dung xe quệt trâu,..
Một số dân tộc thiểu số ở nước ta: Ê – đê, H’mông, họ sử dụng phương tiện là đi bộ, họ đeo những chiếc gùi.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa: Văn bản giới thiệu những cách vận chuyển rất đa dạng của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên và miền núi phía Bắc.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Văn bản triển khai ý tưởng và thông tin theo cách nào?
Lời giải:
Văn bản triển khai ý tưởng và thông tin theo cách phân loại đối tượng.
Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Mục 1 nhắc đến các phương tiện vận chuyển nào? Mỗi phương tiện gắn với những dân tộc nào?
Lời giải:
Mục 1 nhắc đến các phương tiện vận chuyển đi bộ ở các dân tộc vùng núi phía Bắc, một số tộc người sinh sống ven sông Đà, sông Mã, sông Lam biết sử dụng thuyền; người Sán Dìu dung xe quệt trâu; người H’mông, Hà Nhì, Dao dùng ngựa.
Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra sự phù hợp của các phương tiện vận chuyển đối với đặc điểm của những dân tộc được nhắc đến trong văn bản.
Lời giải:
Người Mông dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa hay đi chợ. Điều này là ưu việt nhất ở vùng núi hiểm trở.
Câu 4 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người Tây Nguyên sử dụng những phương tiện vận chuyển nào?
Lời giải:
Người Tây Nguyên sử dụng những phương tiện vận chuyển là sức voi, sức ngựa.
Câu 5 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Việc đưa tên các tài liệu tham khảo vào cuối bài viết nhằm mục đích gì?
Lời giải:
Việc đưa tên các tài liệu tham khảo vào cuối bài viết nhằm mục đích trích dẫn để làm rõ hơn đối tượng, giúp thông tin trình bày trong văn bản phong phú, thuyết phục hơn.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa cung cấp những thông tin chính nào? Tóm tắt các thông tin đó bằng một sơ đồ tư duy.
Lời giải:
Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa cung cấp những thông tin chính:
- Phương tiện vận chuyển của người dân tộc miền núi phía Bắc.
- Cách chế tạo phương tiện vận chuyển.
- Cách vận hành của phương tiện vận chuyển.
Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tác giả đã triển khai thông tin theo cách nào? Nêu tác dụng của cách thức triển khai ấy.
Lời giải:
- Tác giả đã triển khai thông tin theo cách giới thiệu chung, khái quát về phương thức di chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc trong khoảng thế kỷ X- XVIII. Sau đó, giới thiệu cụ thể về các phương tiện di chuyển phổ biến gắn với các dân tộc có loại phương tiện.
Cách thức triển khai thông tin như vậy có tác dụng giúp người đọc có cái nhìn chung về cách thức di chuyển của người miền núi nói chung trong một khoảng thời gian xác định. Đồng thời, cho người đọc biết các cách di chuyển khác của các dân tộc khác nhau trong cùng khoảng thời gian ấy. Qua đó, giúp người đọc hình dung được bức tranh về cách di chuyển, vận chuyển của người dân tộc miền núi phía Bắc trong khoảng thế kỷ X – XVIII.
Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Có những phương tiện vận chuyển nào được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X – XVIII sử dụng? Các phương tiện đó có đặc điểm gì? Vì sao chúng được sử dụng?
Lời giải:
- Có những phương tiện vận chuyển nào được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X – XVIII sử dụng: thuyền, bè, mảng, xe quệt trâu kéo, ngựa, sức voi, thuyền độc mộc,..
- Đặc điểm của những phương tiện đó
+ Thuyền đuôi én: được đục đẽo, chế tạo từ một thân gỗ tròn, thân thuyền thon, dài, mũi có đuôi nhọn. Phần đuôi được thiết kế cong hẳn lên và có dáng dấp hình đuôi chim én. Thuyền đuôi én có loại 2 mái chèo, 6 mái chèo,12 mái chèo.
+ Xe quệt trâu đóng bằng gỗ, tre, đầu mắc dây cho trâu kéo được nâng cao bởi độ dày cuả hai càng quệt.
+ Ngựa, sức voi: dùng sức ngựa, sức voi để di chuyển, chở hàng hóa.
- Chúng được sử dụng để giúp cho việc đi lại vận chuyển cảu người dân được dễ dàng hơn.
Câu 4 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu tác dụng của việc trích dẫn và đưa tên các tài liệu tham khảo vào văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa.
Lời giải:
Việc bài viết Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa sử dụng cước chú và đưa tên các tài liệu tham khảo vào văn bản, trích dẫn các tài liệu đó có tác dụng:
- Thông tin được đưa ra được người đọc tin tưởng hơn vì nó đã được tham khảo qua các tài liệu khác.
- Giúp người đọc tìm, tiếp cận với tài liệu tham khảo gốc hoặc nghiên cứu mở rộng vấn đề.
Câu 5 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm hiểu thêm về các phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sử dụng trong cuộc sống hiện nay. Chỉ ra những sự thay đổi về việc sử dụng các phương tiện vận chuyển ở những dân tộc thiểu số này (nếu có) và lí giải nguyên nhân của sự thay đổi đó.
Lời giải:
- Các phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sử dụng trong cuộc sống hiện nay gồm: sức ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô, thuyền, ca nô, xuồng máy,..
- Hiện nay đã có sự thay đổi về việc sử dụng các phương tiện vận chuyển ở những dân tộc thiểu sô: người dân đẫ sử dụng xe máy, .. vì cùng với sự phát triển của xã hội thì khoa học cũng tiến bộ. Hơn nữa hệ thống giao thong nơi dây cũng đã được cải thiện nên có thể đi xe máy.