Soạn bài Mẹ và quả lớp 7 (Cánh Diều)

Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Mẹ và quả lớp 7 Cánh Diều hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 87 lượt xem


Soạn bài Mẹ và quả

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Đọc trước văn bản Mẹ và quả, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

- Khi nghĩ về cha mẹ, điều gì khiến em xúc động nhất? Hãy chia sẻ điều đó với các bạn.

Lời giải:

- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn có tên khác là Nguyễn Hải Dương. Ông là một nhà thơ lớn, một nhà chính trị của Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1975. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước… Trong kháng chiến chống Mỹ, tho của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm: Đất ngoại ô, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, trường ca Mặt đường khát vọng,…

Khi nghĩ về cha mẹ điều khiến em xúc động nhất đọng chính là sự hi sinh vất vả cha mẹ đã dành cho chúng em. Cha mẹ đã dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho chúng em.

2. Đọc hiểu 

* Nội dung chính Mẹ và quả: Bài thơ nói về tâm trạng xót xa, lo lắng khi tác giả nghĩ về người mẹ đã già.

Soạn bài Mẹ và quả | Hay nhất Soạn văn 7 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý số chữ ở mỗi dòng, vần và nhịp của bài thơ. Từ “lặn” và “mọc” ở đây nghĩa là gì?

Lời giải:

- Mỗi dòng thơ có 7 chữ, được ngắt nhịp ¾ hoặc 4/3.

Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hình ảnh minh hoạ cho nội dung nào của bài thơ?

Lời giải:

Hình ảnh minh họa cho nội dung đoạn thơ thứ 5: ngườimẹ tảo ần sớm hôm lo cho con.

Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hiểu các hình ảnh trong dòng thơ số 6, 7 như thế nào?

Lời giải:

Câu thơ số 6, 7 có hình ảnh so sánh dáng bầu bí giống như những giọt mồ hôi của mẹ. Đó là những giọt mồ hôi nhọc nhằn, sự hi sinh vất vả của mẹ.

Câu 4 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Từ “quả” ở khổ 1 và từ “quả” ở khổ 3 có gì giống và khác nhau?

Lời giải:

Từ quả ở khổ 1 và quả ở khổ 3 đều mang nghĩa sự đơm hoa kết trái.

- Quả ở khổ 1 dùng theo nghĩa gốc chỉ mùa vụ mẹ thu hoạch được.

- Quả ở khổ 3 được dùng theo nghĩa chuyển, quả ẩn dụ cho những người con chưa trưởng thành.

* Trả lời câu hỏi cuối bài 

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài thơ là lời của ai, nói với ai, nói về điều gì? Tâm trạng và thái độ của người nói như thế nào?

Lời giải:

- Hình thức của bài thơ Mẹ và quả: là một bài thơ gồm 12 dòng thơ, 5 dòng7 chữ, 7 dòng 8 chữ

- Bài thơ là lời của tác giả nói với người đọc về những hi sinh vất vả của mẹ.

- Tác giả cảm thấy xót xa khi mẹ đã già mà mình vẫn chưa đủ trưởng thành. Đồng thời tác giả cũng cảm ơn nhữngbhi sinh lớn lao của mẹ.

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người mẹ trong bài thơ không được miêu tả trực tiếp, nhưng người đọc vẫn nhận ra được phẩm chất cuat bà qua những dòng thơ nào?

Lời giải:

Theo em người mẹ trong bài thơ là một người mẹ chịu khó, tảo tần, chịu thương chịu khó. Qua những dòng thơ tác giả nói về mẹ “ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng/ Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên… Chúng mang dáng giọt mồ hôi mẹ mặn..bàn tay mẹ mỏi

Câu 3 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phân tích nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua một trong các yếu tố: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...

Lời giải:

Hình ảnh mẹ và quả là hình ảnh xuyên suốt trong bài thơ. Nhan đề của bài thơ đã gợi lên cho người đọc về sự vất vả, tảo tần sớm hôm của người mẹ cùng với thiên nhiên cây trái. Hình ảnh thơ ‘những mùa quả” vừa diễn tả mùa cây trái theo mùa cũng vừa gọi lên hình ảnh con người lượm hái. Hình ảnh mẹ hiện lên cùng với “vun trồng” và “hái được”. Và lũ chúng tôi lớn lên được cũng chính nhờ đôi bàn tay mẹ. Lũ chúng tôi lớn lên và bầu thì lớn xuống hình ảnh thơ đối lập thể hiện công sức và tâm đức của mẹ theo năm tháng. Và hình ảnh quả trong khổ thơ cuối lại gợi lên sự liên kết giữa quả với người. Tác giả hoảng sợ khi “bàn tay mẹ mỏi” còn mình thì vẫn là “thứ quả xanh non”. Bằng nhữngb hình ảnh thơ giản dị tác giả đã thể hiện được sự biết ơn chân thành của mình với người mẹ - người đã luôn vất vả với những đứa con.

Câu 4 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại “hoảng sợ' khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh'? (Gợi ý: “Quả non xanh” chỉ điều gì? Tại sao điều ấy làm tác giả “hoảng sợ'?). Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp gì trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ?

Lời giải:

Ở hai dòng thơ cuối tác giả “hoảng sợ” khi mình vẫn là “một thứ quả xanh non” vì lúc này “tay mẹ đã mỏi”, mẹ đã già rồi.

Bài thơ thể hiện tình cảm biết ơn chân thành, cmả động của tác giả dành cho mẹ trước những bước đi của thời gian.

Câu 5 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em thích câu thơ, khổ thơ nào nhất? Bài thơ nói hộ em được điều gì khi nghĩ về cha mẹ mình?

Lời giải:

Em thích nhất hai câu thơ cuối trong bài thơ.

Bài thơ ấy như nói hộ những suy nghĩ của em khi nghĩ về cha mẹ mình. Đó là tình cảm yêu thương và biết ơn công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.

1 87 lượt xem