Soạn bài Viết trang 97 lớp 7 (Cánh Diều)

Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Viết trang 97 lớp 7 Cánh Diều hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 71 lượt xem


Soạn bài Viết trang 97

Câu 6 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Thống kê tên và yêu cầu của các kiểu văn bản đã luyện viết trong sách Ngữ văn, tập hai

Tên kiểu văn bản

Yêu cầu cụ thể

Nghị luận

Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

   
   
   
   

Lời giải:

Tên kiểu văn bản

Yêu cầu cụ thể

Nghị luận

Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Nghị luận

viết được bài văn phân tích nhân vật trong truyện ngụ ngôn

Biểu cảm

Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ

Biểu cảm

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Văn bản thông tin

Viết được văn bản tường trình và biết tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài.

 

Câu 7 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu và phân tích một số ví dụ cụ thể để thấy mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và yêu cầu viết trong các bài ở sách Ngữ văn 7, tập hai

Lời giải:

Ở bài số 7 tìm hiểu về thể loại thơ. Yêu cầu của đọc hiểu là nhận biết được những nét đọc đáo về hình thức và nội dung của một bài thơ. Từ những yêu cầu đọc hiểu đó thì học sinh sẽ viết được bài thơ ghi lại được cảm xúc về một bài thơ sau khi học xong.

Câu 8 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu và phân tích một bài cụ thể về quy trình viết bốn bước được thể hiện trong sách Ngữ văn 7, tập hai.

Lời giải:

Đối với bài viết ghi lại cảm xúc của một bài thơ. Đề bài “Hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm.

- Bước 1: Chuẩn bị: Xác định tên bài thơ, nội dung đọc hiểu của bài thơ, những nét đặc sắc của bài thơ.

- Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

+ Tìm ý: Bài thơ Mẹ và quả viết về vấn đề gì? Em thích khổ thơ, đoạn thơ nào hay cả bài thơ? Yếu tố nào trong bài thơ mang cho em cảm xúc? Yếu tố đó mang lại cho em cảm xúc gì? Vì sao?

+ Lập dàn ý:

Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra câu, khổ, đonạ thơ có nội dung nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc.

Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc của em về bài thơ hoặc một khổ thơ, hình ảnh có yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc đã xác định ở mở đoạn.

Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ cảu bản than về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.

- Bước 3: Viết

Viết đoạn theo dàn ý đã lập

- Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa

1 71 lượt xem