Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 7 (Cánh Diều)

Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 87 lượt xem


Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1

I. Đọc hiểu

a. Cho hai khổ thơ sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6)

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu

(Trích Sang thu – HỮU THỈNH)

1. Hai khổ thơ trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và phương thức nào?

A. Tự sự

B. Thuyết minh

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Trả lời:

Đáp án đúng là: C.

Miêu tả

2. Các dòng trong hai khổ thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?

A. 2/2/1

B. 2/3

C. 1/2/2

D. 3/2

Trả lời:

Đáp án đúng là: C.

1/2/2

3. Trong hai khổ thơ, những tiếng nào bắt vần với nhau?

A. Ổi – se

B. Ngõ – về

C. Vã – hạ

D. Dàng – hạ

Trả lời:

Đáp án đúng là: C.

Vã – hạ

4. Hai khổ thơ trên viết về điều gì?

A. Sự biến chuyển của trời đất khi thu sang

B. Vẻ đẹp của cây cối khi mùa thu về

C. Nỗi buồn của con người trước cảnh thu

D. Sự vui mừng của tác giả khi mùa thu về

Trả lời:

Đáp án đúng là: A.

Sự biến chuyển của trời đất khi thu sang

5. Các từ chùng chình, dềnh dàng, vội vã được xếp vào nhóm từ láy nào?

A. Láy âm đầu

B. Láy vần

C. Láy ầm đầu và vần

D. Láy âm đầu và thanh

Trả lời:

Đáp án đúng là: D.

Láy âm đầu và thanh

6. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai khổ thơ trên?

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

Trả lời:

Đáp án đúng là: C.

Nhân hóa

b. Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 10):

QUY TẮC VÀNG KHI SỬ DỤNG THANG MÁY

1. Đứng bên phải: Hãy nhớ rằng, khi chờ thang máy, bạn nên đứng cách xa cửa thang máy ở bên phải tối thiểu 1m để người bên trong có thể nhanh chóng ra ngoài. Chỉ bước vào trong thang máy khi không còn ai bước ra ngoài.

2. Giữ cửa thang máy nếu bạn đứng gần: Có rất nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề có nên giữ cửa hay không? Nhưng theo chúng tôi thì có bởi trong thang máy, người ở bên trong không dễ dàng gì có thể thoát ra bên ngoài, hãy giữ cửa đến khi chắc chắn không còn ai muốn bước ra hoặc vào trong thang máy nữa.

3. Đừng cố gắng chui vào bên trong thang máy khi thang máy đã chật người.

4. Sẵn sàng nhấn nút cho một người khác. Nếu bạn đứng gần bảng điều khiển, hãy luôn sẵn sàng bấm nút hộ người khác khi họ có nhu cầu.

5. Di chuyển đến phía sau. Khi bước vào thang máy, nhanh chóng vào phía sau, bên trong để mọi người đến sau có thể dễ dàng bước vào...

6. Nhanh chóng ra khỏi thang máy. Khi thang máy dừng tầng tại vị trí bạn muốn đến, hãy nhanh chóng bước ra khỏi thang máy một cách trật tự. Nếu bạn ở phía sau, đừng ngại ngần nói rằng “Xin lỗi, cho tôi nhờ một chút!”

(Theo atvin.com.vn)

7. Văn bản Quy tắc vàng khi sử dụng thanh máy nói về vấn đề gì?

A. Giới thiệu các loại thanh máy khác nhau

B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy 

C. Giới thiệu những ưu điểm và hạn chế của việc đi thang máy 

D. Cảnh báo những nguy hiểm và bất lợi khi đi thang máy

Trả lời:

Đáp án đúng là: B.

Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy

8. Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc của một hoạt động

A. Nêu lên các biểu hiện đa dạng , phong phú về các loại thanh máy

B. Nêu lên các lí do vì sao nên đi thang máy nơi công cộng

C. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi đi thang máy nơi công cộng

D. Nêu lên tác dụng và vai trò của thang máy trong các tòa nhà công cộng

Trả lời:

Đáp án đúng là: C.

Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi đi thang máy nơi công cộng

9. Phương án nào nêu được cách tóm tắt đầy đủ các quy tắc khi đi thang máy 

A. Đọc tất cả các tiêu đề mở đầu được in đậm mỗi mục

B. Đọc kĩ nhan đề của văn bản: Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy 

C. Đọc kĩ phần mở đầu của văn bản: Đứng bên phải...

D. Đọc kĩ phần kết thúc của văn bản: Nhanh chóng ra khỏi thang máy,...

Trả lời:

Đáp án đúng là: A.

Đọc tất cả các tiêu đề mở đầu được in đậm mỗi mục.

10. Thông tin quan trọng được nêu trong đoạn trích trên là gì?

A. Yêu cầu các tòa nhà chung cư hiện đại cần có thang máy 

B. Yêu cầu về không gian và thời gian khi sử dụng thang máy 

C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng 

D. Cần chú ý quy định về phòng, chống cháy nổ khi sử dụng thang máy 

Trả lời:

Đáp ánC.

Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng.

II. Viết 

Chọn một trong hai đề sau để viết thành đoạn hoặc bài văn ngắn 

Đề 1: Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7, tập một mà em có ấn tượng, yêu thích.

Lời giải:

Phân tích nhân vật Phrăng trong văn bản Buổi học cuối cùng

Chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê là một nhân vật đặc biệt để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Mở đầu đoạn trích ta thấy Phrăng hiện lên là một cậu bé vô tư, hồn nhiên và có phần hơi lười học, thỉnh thoảng cậu còn trốn học để đi chơi. Thế nhưng cậu cũng là một đứa trẻ vô cùng nhạy cảm. Cậu bé vô lo vô nghĩ ấy đã dễ dàng nhận ra sự khác lạ đang diễn ra xung quanh mình. Và hơn hết chú cũng là một công dân vô cùng yêu nước. Tình yêu nước tha thiết được thể hiện rất rõ trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. Khi nghe thầy giảng bài, cậu bỗng thấy yêu tiếng Pháp đến lạ, thấy những bài giảng của thầy hôm nay thật dễ hiểu. Và khi nghe thầy nói rằng từ nay trở đi cậu không còn được học tiếng Pháp nữa thì bỗng dung cậu thấy choáng váng, ân hận vì trước đây đã mải chơi. Diễn biến tâm trạng của Phrăng cho thấy ở cậu có một tình yêu nước mãnh liệt.

Đề 2: Viết đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ trích từ bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh nêu trên.

Lời giải:

Mùa thu luôn là đề tài khơi gợi được nhiều cảm hứng cho các thi sĩ. Ta có thể bắt gặp chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, bắt gặp Đây mùa thu tới của Xuân Diệu. Và tác giả Hữu Thỉnh cũng có một bài thơ Sang thu rất nhẹ nhàng. Với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ của nhà thơ ta thấy thu đến bằng một tín hiệu hết sức nhẹ nhàng trong một không gian thu chật hẹp đó là “hương ổi”, là “gió se” phả vào trong ngõ. Hương ổi vừa quen lại vừa lạ, quen là bởi nó là hương vị của đồng quê, lạ là bởi từ trước đến nay trong thơ ca nhắc đến thu là người ta nhắc đến ao thu, trời thu, lá vàng rơi. Thế mà ở đây Hữu Thỉnh lại nhận ra hương ổi thơm ngát phải vào trong gió se. Động từ “phả” đã diễn tả được mùi hương thơm ngát hòa lẫn trong gió đầu thu. Thu đến không chỉ có gió se, có hương ổi mà sương cũng đã bắt đầu “chùng chình”. Rồi đến cảnh vật khi thu đến dường như cũng bắt đầu đổi khác: song thì “đềnh dàng”, chim cũng bắt đầu vội vã để về phương nam tránh rét, đám mây mùa hạ thì “vắt nửa mình” sang thu. Hình ảnh đám mây được nhân hóa với hành động “vắt nửa mình”. Hình ảnh thơ rất giàu tính chất tạo hình trong không gian và có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian. Đám mây trắng buốt mềm mại trải dài như một tấm lụa treo ngang trên bầu trời, rất nhẹ nhàng, duyên dáng. Và mây cũng chính là ranh giới chao nghiêng giữa hai mùa hạ – thu. . Tóm lại, với một hệ thống những hình ảnh đẹp, giàu tính chất tạo hình trong không gian, kết hợp với nghệ thuật nhân hóa, tương phản, nhà thơ đã khắc họa thành công khung cảnh trời đất khi bắt đầu vào thu thật sống động, tinh tế, nhẹ nhàng.

1 87 lượt xem