Soạn bài Cây tre Việt Nam lớp 7 (Cánh Diều)
Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Cây tre Việt Nam lớp 7 Cánh Diều hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Soạn bài Cây tre Việt Nam
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xem lại khái niệm tùy bút ở phần Kiến thức Ngữ Văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc tùy bút các em cần chú ý
+ Đề tài của bài tùy bút (ghi chép về ai, về sự việc gì)
+ Những cảm xúc, suy tư, nhận xét, đánh giá của tác giả.
+ Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tùy bút
- Đọc trước bài Cây tre Việt Nam được dùng làm lời bình cho bộ phim tài liệu cùng tên các các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre (tượng trưng cho đất nước và con người Việt Nam), bộ phim ca ngợi cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp (1946-1954) của dân tộc ta.
Lời giải:
- Đề tài của bài tùy bút là những ghi chép về hình ảnh cây tre trong đời sống người dân Việt Nam.
- Những cảm xúc, suy tư, đánh giá của tác giả: cây tre gần gũi than thuộc với mỗi người dân Việt Nam, cây tre là bạn đồng hành của người Việt.
- Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút đó là vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quý của cây tre. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ.
- Tác giả Thép Mới: Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội, sinh ra ở thành phố Nam Định. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim
- Cây tre: là một loại cây than thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Tre có rất nhiều công dụng trong đời sống. Tre có sức sống dẻo dai, bền bỉ. Từ lâu tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính Cây tre Việt Nam: Văn bản bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về hình ảnh cây tre – loài cây biểu tượng cho con người Việt Nam.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Điểm giống nhau giữa tre, nứa, trúc, mai, vầu là gì?
Lời giải:
Điểm giống nhau giữa tre, nứa, trúc, mai, vầu là đều có một mầm măng non mọc thẳng.
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý tác dụng của việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre”
Lời giải:
- Cụm từ “dưới bóng tre” được lặp lại ba lần.
- Tác dụng của việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre” để nhấn mạnh đồng thời thể hiện sự gắn bó, gần gũi giữa tre với người.
Câu 3 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu kết phần 2 khái quát điều gì?
Lời giải:
Câu kết phần 2 khái quát tre gắn bó với toàn bộ cuộc đời con người từ khi lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay.
Câu 4 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nội dung chính của phần 3 là gì?
Lời giải:
Nội dung chính của phần 3: Tre gắn bó với con người Việt Nam trong sản xuất, chiến đấu, đời sống, học tập.
Câu 5 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn này
Lời giải:
Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn “Gậy tre… chiến đấu”:
- Biện pháp tu từ: điệp từ “tre”
- Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh tre gắn bó với con người như thế nào; tạo nhịp điệu cho câu văn, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 6 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn này
Lời giải:
Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn “Nhạc .. của tre”
- Biện pháp tu từ: điệp từ “sáo”, “nhạc”
- Tác dụng: gợi hình ảnh cánh diều và âm thanh sáo tre, sáo trúc vang trời.
Câu 7 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nội dung chính của phần 4 là gì?
Lời giải:
Nội dung chính của phần 4 là vị trí của cây tre trong tương lai.
Câu 8 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định điều gì?
Lời giải:
Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút này là gì?
Lời giải:
Nhan đề là Cây tre Việt Nam nhưng nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút này đó là Cây tre là người bạn than thiết của người dân Việt Nam. Cây tre mang nhiều phẩm chất quý báu.Cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Những câu hoặc đoạn văn nào thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về cây tre Việt Nam?
Lời giải:
Những câu hoặc đoạn văn thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về cây tre Việt Nam:
- Như tre mọc thẳng… Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà đánh giặc.
- Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
- …Tre xung phong vào xe tăng đại bác… Tre, anh hùng trong chiến đấu.
Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam.
Lời giải:
- Biện pháp tu từ nổi bật trong bài đó là điệp ngữ: tre, cây tre.
- Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh cây tre.
Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dẫn ra một hoặc hai câu văn mà em cho là đã thể hiện rõ đặc điểm: Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc.
Lời giải:
Ngôn ngữ tùy bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc được thể hiện trong câu văn: “ Muôn đời biết ơn… có cái chông tre”
Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam? Nội dung của bài tùy bút có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?
Lời giải:
- Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho những phẩm chất của con người Việt Nam: thanh cao, giản dị, chí khí, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
- Ý nghĩa bài tùy bút: Tác giả mượn hình ảnh cây tre để nói đến phẩm chất cao quý của người Việt Nam và khẳng định những phẩm chất đó là trường tồn. Từ đó gián tiếp khẳng định sự trường tồn của đất nước Việt Nam.
Câu 6 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hãy dẫn ra một số bằng chứng để thấy tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống con người Việt Nam.
Lời giải:
Một số bằng chứng để thấy tre, nứa vẫn gắn bó than thiết với đời sống con người Việt Nam:
- Tre được sử dụng để làm mái nhà.
- Tre sử dụng trong các sản phẩm mây tre đan xuất khẩu.
- Những dụng cụ của người nông dân để làm ruộng vẫn sử dụng tre: cán cuốc, gạt ruộng,..