Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7 (Cánh Diều)

Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7 Cánh Diều hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 93 lượt xem


Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 37, 38 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc văn bản nghị luận xã hội, các em cần chú ý:

+ Văn bản viết về vấn đề gì của đời sống xã hội? Nhan đề văn bản có liên quan đến vấn đề ấy như thế nào?

+ Mục đích của văn bản này là gì?

+ Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?

- Đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tìm hiểu thêm các tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và giai đoạn chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của nhân dân ta để hiểu hơn hoàn cảnh ra đời, mục đích, ý nghĩa của văn bản.

Lời giải:

Văn bản viết về lòng yêu nước của nhân dân ta. Nhan đề phản ánh nội dung của văn bản.

- Mục đích của văn bản này là đề cao lòng yêu nước của nhân dân ta.

- Trong văn bản các lí lẽ và bằng chứng làm rõ ràng, mạch lạc vấn đề lòng yêu nước được đề cập đến trong văn bản.

- Hoàn cảnh ra đời của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Văn bản được trích trong Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, 2/1951 của Đảng Lao động Việt Nam.

Mục đích: đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Ý nghĩa: làm trỗi dậy long yêu nước nồng nàn của nhân dân ta đặc biệt trong giai đoạn đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính Tinh thần yêu nước của nhân dân taVăn bản đề cao lòng yêu nước của nhân dân ta.

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hay nhất Soạn văn 7 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài 

Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phần 1 có phải mở bài không? Vì sao?

Lời giải:

Phần 1 chính là mở bài. Tác giả giới thiệu về lòng yêu nước và khẳng định đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần 2 có tác dụng gì?

Lời giải:

Việc liệt kê các nhân vật lịch sử ở phần 2 cho thấy truyền thống yêu nước đã có từ rất lâu đời, trải qua nhiều thế hệ.

Câu 3 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra lí lẽ và bằng chứng trong phần 2.

Lời giải:

Những lí lẽ và bằng chứng có trong phần 2: để minh chứng cho tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta tác giả đã chứng minh:

+ Qua những trang sử vẻ vang từ thời Hai Bà Trưng.

+ Qua cuộc kháng chiến chống Pháp: tất cả các lứa tuổi, khắp các vùng miền, mọi giai cấp và mọi mặt trận.

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nội dung của phần 3 là gì?

Lời giải:

Nội dung phần 3 là bổn phận của chúng ta là phải phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến.

* Trả lời câu hỏi cuối bài 

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề gì? Câu văn nào ở phần 1 khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong bài?

Lời giải:

- Văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề yêu nước của nhân dân ta.

- Câu văn khái quát nội dung vấn đề nghị luận trong bài: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.”

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định nội dung chính của từng phần trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Lời giải:

Văn bản gồm có 3 phần:

- Phần 1: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

- Phần 2: Lòng yêu nước của dân ta thể hiện trong lịch sử và trong cuộc chiến đấu hiện tại.

- Phần 3: Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu hiện tại.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy dẫn ra một số ví dụ về ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản; tham khảo mẫu sau:

Ý kiến

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Lí lẽ

Bằng chứng (dẫn chứng)

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... 

Lời giải:

Ý kiến

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Lí lẽ

Bằng chứng (dẫn chứng)

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... 

Đồng bào ta ngày nay cũng rẩt xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

Từ các cụ già đến các cháu nhi đồng…. từ các cụ già đến các em nhi đồng… từ chiến sĩ đến hậu phương… từ công nhân nông dân đến những đồng bào điền chủ.

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đọc phần 2 và cho biết: 

a) Các dẫn chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự nào? 

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ... đến...' đã giúp tác giả thể hiện được điều gì?

Lời giải:

a) Các dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự tuổi tác, vùng miền, giai cấp.

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ ..đến” đã giúp tác giả thể hiện được mối quan hệ theo các bình diện khác nhau nhưng bao quát được mọi khía cạnh. Thể hiện sự đồng lòng đồng sức của toàn dân ta trong cuộc kháng chiến.

Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, mục đích của văn bản này là gì? Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

Lời giải:

Theo em, mục đích của văn bản này là đề cao lòng yêu nước của nhân dân ta từ đó khơi gợi tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Các lí lẽ, bằng chứng làm sáng tỏ mục đích của bài viết, làm nổi bật được lòng yêu nước của nhân dân ta qua các thời kì ừ khi dựng nước đến giai đoạn hiện nay.

Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội (lựa chọn vấn đề nghị luận, bố cục bài viết, lựa chọn và nêu bằng chứng, diễn đạt,...)?

Lời giải:

Qua văn bản này, em học được về cách viết bài văn nghị luận xã hội. Đầu tiên khi viết ta cần xác định rõ vấn đề cần nghị luận, sau đó phải tìm những lí lẽ dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng rõ vấn đề cần nghị luận. Bài viết thì sẽ thường có bố cục 3 phần, phần đầu giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Phần hai cần làm sàng rõ vấn đề nghị luận bằng các lí lẽ, dẫn chứng sắc sảo, giàu sức thuyết phục. Và phần ba chính là kết luận lại vấn đề cần nghị luận.

1 93 lượt xem