Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống lớp 7 (Cánh Diều)
Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
1. Định hướng
a) Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống là nêu lên những suy nghĩ của người nói trước một vấn đề trong đời sống, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của mình, nhằm thuyết phục người nghe.
- Vấn đề nêu lên để trao đổi có thể lấy từ cuộc sống hằng ngày như:
+ Thế nào là lòng nhân hậu, vị tha?
+ Thế nào là lòng dũng cảm?
+ Tình cảm và giáo dục trong gia đình có vai trò quan trọng như thế nào?
- Nhưng vấn đề cũng có thể đặt ra từ tác phẩm văn học. Ví dụ:
+ Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc một tác phẩm, như Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi), Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng) và Buổi học cuối cùng (Đô-đê), …
b) Để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống, các em chú ý:
- Xác định được vấn đề cần có ý kiến.
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.
- Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ như tranh, ảnh, máy chiếu, ... (nếu có) và chú ý kĩ năng thuyết trình trước tập thể.
2. Thực hành
Bài tập (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các văn bản đã học: “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê) đều có những nội dung thể hiện lòng yêu nước. Ý kiến của em như thế nào?
a) Chuẩn bị:
- Xem lại nội dung của ba văn bản đã học.
- Xác định các nội dung thể hiện lòng yêu nước có trong ba văn bản.
- Chuẩn bị các thiết bị như tranh, ảnh, video, ... và phương tiện trình bày (nếu có).
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nội dung nào của các văn bản nêu trong bài tập liên quan đến lòng yêu nước?
→ Văn bản dọc đường xứ Nghệ lòng yêu nước biểu hiện qua việc ba cha con cụ Phó bảng bàn luận về những câu chuyện lịch sử, Buổi học cuối cùng là tâm trạng của những người dân Pháp trước giây phút mất đi tiếng nói dân tộc.
+ Lòng yêu nước được biểu hiện cụ thể trong mỗi văn bản ấy như thế nào?
→ Trong văn bản Buổi học cuối cùng là tâm trạng đau đớn của những người dân vùng An dát khi hôm nay là buổi học cuối cùng được nói tiếng Pháp.
+ Tại sao đó lại là những biểu hiện của lòng yêu nước?
→ Vì những văn bản đó đều nhắc đến lịch sử, nhắc đến niềm tự hòa của những người dân khi nhớ về lịch sử.
- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
Mở đầu |
Nêu vấn đề cần trình bày. Ví dụ: Cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng mỗi văn bản có cách thể hiện rất khác nhau. |
Nội dung chính |
Dựa vào các ý đã tìm được, trình bày ý kiến của mình theo một trình tự nhất định. Ví dụ: + Nêu cách hiểu về lòng yêu nước thể hiện cụ thể ở mỗi văn bản; ví dụ: Lòng yêu nước thể hiện ở văn bản Buổi học cuối cùng là tình cảm trân trọng và yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha-men, của dân làng và cậu bé Phrăng,... Ở văn bản Dọc đường xử Nghệ là... Ở văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là... + Nêu lí lẽ vì sao những biểu hiện đó được coi là lòng yêu nước. Ví dụ: • Hành động chế vũ khí (tên, nỏ) bắn giặc Pháp xâm lược là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước ở chú Võ Tòng. • Giải thích vì sao những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn hay câu trả lời của cụ Phó bảng, tuy chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc, không phải là hành động cụ thể nhưng vẫn là biểu hiện của lòng yêu nước. • Lí giải vì sao yêu tiếng mẹ đẻ được coi là biểu hiện của lòng yêu nước ,... |
Kết thúc |
Tóm tắt, khẳng định lại ý kiến đã nêu của mình và liên hệ với cuộc sống hiện nay. Ví dụ: Không nên hiểu lòng yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm: chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện bằng nhiều cách thức, nhiều hành động, ... khác nhau. |
c) Nói và nghe
Người nói |
Người nghe |
- Nêu lên ý kiến của mình trước nhóm hoặc lớp... - Trình bày bằng lời, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp: thực hiện đúng thời gian dự kiến. - Chú ý điều chỉnh giọng điệu, cách trình bày, quan sát thái độ, lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe. - Có thể trả lời câu hỏi của người nghe sau khi trình bày xong hoặc kết hợp trả lời từng phần trong khi trình bày. |
- Tập trung theo dõi và nắm được thông tin từ người nói; ghi chép các ý chính và các điểm chưa rõ cần hỏi lại. - Sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mất để khích lệ người nói. - Nêu câu hỏi về những vấn đề chưa rõ hoặc muốn mở rộng hiểu biết, trao đổi lại về các chi tiết, nội dung chưa thuyết phục. |
Bài nói mẫu tham khảo
Cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng ở mỗi văn bản lại có một cách thể hiện rất khác nhau.
Lòng yêu nước được thể hiện ở văn bản Buổi học cuối cùng là tình cảm trân trọng và yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha – men, của dân làng, và cả cậu bé Phrang. Ở văn bản Dọc đường xứ Nghệ là những câu chuyện lịch sử được cụ Phó bảng kể lại cho các con thông qua các địa danh mà cha con đã đi qua. Ở văn bản Người đàn ông cô độc giữ rừng là những khác họa của tác giả về một nhân vật mang đaạm nét tính cách của người dân Nam Bộ thẳng thắn, bộc trực.
Hành động chế vũ khí, bắn giặc Pháp xâm lược là biểu hiện cụ thể của long yêu nước ở chú Võ Tòng. Với long căm thù giặc, quyết không để mất nước chú đã tự tay chế tạo nỏ. Những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn hay câu trả lời của cụ Phó bảng, tuy chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc không phải là hành động nhưng vẫn là những biểu hiện của lòng yêu nước. Một người cha hiểu biết về những câu chuyện lịch sử, những địa danh đang tồn tại của địa phương. Những người con luôn muốn tìm hiểu, khám phá những giá trị lịch sử của dân tộc. Và với Buổi học cuối cùng thì long yêu nước được thể hiện qua việc yêu tiếng mẹ đẻ. Bởi chừng nào còn được sử dụng tiếng mẹ đẻ thì chừng đó dân tộc đó còn nắm giữ được chìa khóa chốn lao tù.
Không nên hiểu long yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện qua nhiều cách thức, hành động khác nhau.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Người nói |
Người nghe |
- Đối chiếu với dàn ý để xem xét nội dung ý kiến đã trình bày, cách dẫn dắt, các lí lẽ và bằng chứng. - Rút kinh nghiệm về cách phát biểu: cách diễn đạt, ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, ... - Xem xét lại nội dung, cách thức trả lời câu hỏi và ý kiến trao đổi với các bạn. |
- Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin từ người nói bằng văn bản (ý kiến, lí lẽ, ... về vấn đề lòng yêu nước có thể biểu hiện ở những dạng thức khác nhau). - Tập trung chú ý theo dõi người nói; thể hiện sự mạnh dạn, cầu thị và thái độ hoà nhã, lịch sự khi trao đổi với người nói. |