Soạn bài Mây và sóng lớp 7 (Cánh Diều)
Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Mây và sóng lớp 7 Cánh Diều hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Soạn bài Mây và sóng
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Lời giải:
* Nhà thơ Ra-bin-đra-nát Ta-go (Rabindranath Tagore).
R. Ta-go (1861-1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ra-bin-đra-nát nghĩa là Thần Thái Dương, là nhà văn nổi tiếng của Ấn Độ, xuất thân trong 1 gia đình quý tộc nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh.
- Năm 1913, ông trở thanh người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập 'Thơ dâng'.
- Ta-go đã để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, khoảng 100 truyện ngăn, trên 1500 bức họa.. tiêu biểu như: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng.
- Phong cách sáng tác thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm.
* Cảm xúc khi chơi những trò chơi với mẹ hoặc người than trong gia đình: Buổi tối em thường cùng với em gái ( thỉnh thoảng còn có cả bố mẹ) của mình chơi cá ngựa. Hai anh em sau những giờ học căng thẳng, chúng em được giải trí, được nói cười và quan trọng hơn là tình cảm gia đình cũng được gắn kết hơn.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính Mây và sóng: Bài thơ ca ngợi tình mẹ con sâu nặng, xúc động.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý sự tưởng tượng của em bé và các hình ảnh đẹp trong đoạn thơ.
Lời giải:
- Em bé tưởng tượng trong mây và trong song có người rủ mình đi chơi.
- Hình ảnh đẹp trong đoạn thơ: bình minh vàng, vầng trăng bạc.
Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Những hình ảnh thiên nhiên nào được nhắc đến trong toàn bộ bài thơ?
Lời giải:
Hình ảnh thiên nhiên được nhắc đến trong bài thơ: mây, sóng.
Câu 3 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý lời nói của em bé sau lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng'.
Lời giải:
Những người “ trên mây” và “trong sóng” mời gọi, rủ đi chơi nhưng em bé đã từ chối vì “mẹ đang đợi ở nhà”
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Về hình thức, văn bản Mây và sóng có gì khác so với các văn bản thì em đã học ở Bài 2? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,...)?
Lời giải:
- Về hình thức văn bản Mây và sóng là một bài thơ nhưng các câu thơ dài ngắn khác nhau. Bài thơ có cả phần trích dẫn lời nói trực tiếp ở trong ngoặc kép, bài thơ còn không có vần luật. Bài thơ Mây và sóng khác với những bài thơ em đã học ở bài 2 về hình thức.
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài thơ có thể chia làm hai phần (phần 1: từ đầu đến “bầu trời xanh thẳm': phần 2: còn lại). Em hãy chỉ ra những nét giống nhau và khác nhau của hai phần đó về số dòng, hình ảnh, cách tổ chức mỗi phần.
Lời giải:
- Nét giống nhau về hai phần của bài thơ:
+ Phần 1 và phần 2 có số dòng thơ bằng nhau
+ Đều mở đầu bằng lời mời gọi và kết thúc bằng lời chối từ, người con nghĩ ra một trò chơi thú vị với người mẹ của mình.
- Khác nhau:
+ Phần 1 là lời mời gọi của những người ở trong mây, con nghĩ ra trò chơi con là mây và mẹ sẽ là trăng.
+ Phần 2 là lời mời gọi của những người ở trong sóng, lúc này con nghĩ ra trò chơi với mẹ con sẽ là sóng còn mẹ sẽ là những bến bờ.
Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” hấp dẫn ở chỗ nào? Tại sao em bé không tham gia?
Lời giải:
Cuộc vui chơi của những người trên mây và trong sóng vô cùng hấp dẫn: họ được chơi từ sáng sớm tới chiều tà, được ngao du khám phá nhiều điều thú vị. Nhưng em bé không tham gia vì mẹ đang chờ ở nhà.
Câu 4 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, vì sao những trò chơi do em bé tạo ra lại thú vị và hay hơn?
Lời giải:
Theo em những trò chơi do em bé tại ra thú vị và hay hơn bởi em được chơi cùng với mẹ của mình.
Câu 5 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé có đặc điểm như thế nào? Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện điều gì?
Lời giải:
- Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé có đặc điểm là con và mẹ sẽ hóa than vào để trở thành những hình ảnh thiên nhiên.
- Qua đó tác giả muốn ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng
Câu 6 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì về tình mẫu tử?
Lời giải:
Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ về tình mẫu tử: Hạnh phúc không ở đâu xa mà ngay trong chính vòng tay của mẹ. Mẹ là người luôn song hành cùng ta trên những chặng đường , mẹ giúp ta vượt ra khỏi những cám dỗ của cuộc sống.