Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam lớp 7 (Cánh Diều)

Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Đất rừng phương Nam Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 100 lượt xem


Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam

Bài giảng Soạn văn lớp 7 Tập 1 Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản. 

- Khi đọc văn bản nghị luận văn học, các em cần chú ý:

+ Văn bản viết về vấn đề gì? Nhan đề văn bản thể hiện vấn đề ấy như thế nào?

+ Mục đích của văn bản là gì?

+ Các ý kiến, lí lẽ bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?

- Đọc trước văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Bùi Hồng 

- Liên hệ với những hiểu biết của em sau khi học đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam (Bài 1) để hiểu thêm văn bản nghị luận này

Lời giải:

- Văn bản viết về vấn đề: nghị luận về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.

- Nhan đề văn bản thể hiện vấn đề: thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.

- Mục đích của văn bản: là nghị luận về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.

- Các ý kiến, lí lẽ phục vụ cho mục đích của văn bản: một cách rõ rang, mạch lạc.

- Nhà văn Bùi Hồng: Tên khai sinh là Bùi Văn Hồng (1931-2012). Quê quán: Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông tham gia công tác Đoàn từ tháng 8/1945. Công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948. Ông bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ 1951. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn, năm 1962 đến 1992 nhà văn Bùi Hồng làm biên tập rồi Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng. Các tác phẩm chính:Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rô ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987). Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận,1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây – mối tình đầu của tôi (truyện ngắn – 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường… (chân dung và hồi ức, 2007). Ông được tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương NamVăn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” phân tích những nét đặc sắc về thiên nhiên và con người trong tác phẩm Đất rừng phương Nam.

Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài 

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần 1 nêu khái quát đặc điểm gì của truyện Đất rừng phương Nam?

Lời giải:

Phần 1 nêu khái quát đặc điểm của truyện là một truyện có kết cấu chương hồi truyền thống, không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ.

Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Mở đầu phần 2, tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh gì?

Lời giải:

Mở đầu phần 2, tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có vốn sống phong phú.

Câu 3 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết

Lời giải:

- Lí lẽ: Đoàn Giỏi từng viết…. có xuất xứ hẳn hoi

- Dẫn chứng: tác giả liệt kê những loài vật được nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả trong Đất rừng phương Nam.

Câu 4 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này lấy từ tác phẩm của ai?

Lời giải:

Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này lấy từ tác phẩm của Đoàn Giỏi.

Câu 5 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu mở đầu phần 3 cho biết nội dung chính của phần này là gì?

Lời giải:

Câu mở đầu của phần 3 cho biết nội dung chính của phần này là con người Nam Bộ trong truyện Đất rừng phương Nam.

Câu 6 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những nhân vật nào được nhắc tới trong phần 3 này?

Lời giải:

Nhân vật được nhắc tới trong phần 3 này là: dì Tư Béo, lão Ba Ngù, ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng.

Câu 7 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý các lí lẽ của tác giả giải thích về tính cách con người Nam Bộ.

Lời giải:

Lí lẽ của tác giả giải thích về tính cách của con người Nam Bộ: “Trước kẻ thù họ chống trả quyết liệt. Với bạn bè giai cấp, họ gắn bó thủy chung. Họ hào hiệpphóng khoáng kiểu Lương Sơn Bạc.”

Câu 8 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu nào nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?

Lời giải:

Câu nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam: “Có thể nói Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.”

* Trả lời câu hỏi cuối bài 

Câu 1 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy?

Lời giải:

Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rưng phương Nam” bàn luận về thiên nhiên và con người được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa trong truyện Đất rừng phương Nam.

Nhan đề của văn bản đã khái quát được vấn đề cần bàn luận trong văn bản.

Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết; tham khảo mẫu sau:

Lí lẽ

Bằng chứng

Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Ba ba to bằng cái nìa, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi

 

Lời giải:

Lí lẽ

Bằng chứng

Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh Mặt Trời vàng óng.

những thân cây….xanh thẳm không cùng.

Và nỗi rợn ngợp trước dòng Năm Căn

nước ầm ầm…. dãy trường thành vô tận

Ông không nhièu lời, đôi khi chỉ vài ba nét

những lời nói ngọt nhạt củ dì Tư Béo..dở say của lão Ba Ngù

Chuyện bác Hai và chú Võ Tòng kết bạn… màu huyền thoại

Võ Tòng tẩm thuốc…. suốt ngày lầm lì không nói một tiếng.

Câu 3 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong phần 3, tác giả đã so sánh hai nhân vật: Ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ở hai nhân vật này.

Lời giải:

- Giống nhau: Hai người đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ. Bị chúng cướp công, cướp người yêu, cướp vợ. Họ đánh trả và bị tù.

- Khác nhau:

+ Ông Hai bán rắn – tía nuôi An - trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh.

+ Chú Võ Tòng gây án, chú tự đến nhà việc nộp mình. Mãn hạn tù trở về, con chết, vợ trở thành vợ nhỏ chủ đất. Chú vào rừn làm nghề săn bắt thú.

Câu 4 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ mục đích ấy như thế nào?

Lời giải:

- Mục đích chính của văn bản nghị luận trên là làm rõ ý kiến “Đất rung phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.”

- Nội dung các phần của văn bản đã liên kết với nhau để làm rõ cho mục đích nghị luận của tác giả.

Câu 5 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở bài 1?

Lời giải:

Văn bản nghị luận này đã giúp em hiểu them về nghệ thuật viết truyện đặc sắc cũng nhưn những nét hay nét đẹp của đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”.

Câu 6 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?

Lời giải:

Văn bản nghị luận “Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng Phuong Nam” này đã giúp em hiểu văn học giúp con gnười khám phá về thiên nhiên và con người ở các vùng đất khác nhau và qua đó cũng hiểu được vốn sống của tác giả, những hiểu biết của tác giả về thiên nhiên, con người.

 

1 100 lượt xem