Soạn bài Tục ngữ lớp 7 (Cánh Diều)

Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Tục ngữ Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 81 lượt xem


Soạn bài Tục ngữ

Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4):

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu tục ngữ Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt nghĩa là gì?

A. Tháng Bảy có kiến bò ra nhiều là lúc gieo trồng phù hợp

B. Tháng Bảy có kiến bò ra nhiều là sắp có mưa to gây lụt lội  

C. Tháng Bảy có kiến bò ra nhiều là dự báo trời sắp có nắng to

D. Tháng Bảy có kiến bò ra nhiều báo hiệu sắp hết mưa gió, lũ lụt. 

Lời giải:

Đáp án đúng là: B.

Tháng Bảy có kiến bò ra nhiều là sắp có mưa to gây lụt lội

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền là gì?

A, Khẳng định làm ao là có hiệu quả nhất, sau đó là làm vườn và làm ruộng 

B. Khẳng định tầm quan trọng của các cách sản xuất ở nông thôn xưa 

C. Khẳng định việc sản xuất ở nông thôn xưa có ba cách chính

D. Khẳng định làm ruộng là có hiệu quả nhất, sau mới đến làm ao và vườn 

Lời giải:

Đáp án đúng là: A.

Khẳng định làm ao là có hiệu quả nhất, sau đó là làm vườn và làm ruộng

Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Biện pháp nói quá được sử dụng trong câu tục ngữ nào? 

A. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối. 

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 

C. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

D. Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A.

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối. 

Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

A. Biện pháp nhân hoá

B. Biện pháp ẩn dụ 

C. Biện pháp so sánh

D. Biện pháp điệp ngữ

Lời giải:

Đáp án đúng là: B.

Biện pháp ẩn dụ

1 81 lượt xem