Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật lớp 7 (Cánh Diều)

Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 76 lượt xem


Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Bài giảng Soạn văn lớp 7 Tập 2 Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

1. Định hướng

a) Phân tích đặc điểm nhân vật là nêu nhận xét về đặc điẻm của nhân vật và làm sang tỏ các đặc điểm ấy.

b) Để viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn các em cần chú ý;

- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là sự vật, con vật được nhân hóa có đăc điểm giống như con người.

- Nêu nhận xét về đặc điểm của nhân vật và phân tích làm sáng tỏ đặc điểm ấy thông qua những chi tiết tiêu biểu chứ không phải chỉ kể lại chuyện.

- Lập dàn ý cho bài viết.

- Viết bài văn phân tích nhân vật theo dàn ý đã viết.

2. Thực hành

 

Bài tập: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.

Lời giải:

a) Chuẩn bị 

- Xem lại nội dung đọc hiểu truyện Đẽo cày giữa đường.

- Xác định đặc điểm nhân vật mà em định viết bài văn phân tích.

b) Tìm ý và lập dàn ý 

- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Truyện viết về sự kiện gì, có những nhân vật nào, ai là nhân vật chính?

+ Nhân vật chính là người như thế nào?

+ Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật?

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp theo bố cục ba phần:

* Mở bài; Giới thiệu đặc điểm nổi bật của nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường

* Thân bài:

+ Lần lượt phân tích các đặc điểm của nhân vật người thợ mộc thong qua những chi tiết cụ thể trong tác phẩm.

+ Nêu nhận xét của em về nhân vật người thợ mộc.

* Kết bài: Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật nêu lên được ý nghĩa hoặc bài học sâu sắc.

c) Viết 

d) Kiểm tra và chỉnh sửa 

Bài viết tham khảo

Trong cuộc sống, sẽ có lúc con người ta phải đưa ra các lựa chọn, quyết định của riêng mình. Những lựa chọn, quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Vì vậy phải nghĩ cho kĩ càng và có chính kiến không phải là dễ. Tôi nhớ đến nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Đó là một người không có chính kiến, có phần ba phải để rồi khi nhận được bài học cho bản thân thì đã quá muộn.

Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường cũng có những tính chất tốt đẹp. Trước khi anh chọn nghề đẽo cày thì cũng đã có cả một gia sản. Không ai biết gia sản của anh do đâu mà có. Nhưng có thể thấy, anh đã dám bỏ ra cả gia sản để chọn một cái nghề và hy vọng vào sự thành đạt ngày sau. Nói cách khác, anh là một người có chí tiến thủ, có chí làm ăn. Anh ta đã chọn cái nghề đẽo cày phù hợp với danh xưng 'thợ mộc' của mình. Ở đây, ta thấy được hai đặc điểm tốt ở anh. Anh thợ mộc là một người có tay nghề đồng thời đã biết chọn công việc phù hợp là đẽo cày.

Tuy đã có quyết định đúng đắn bước đầu, nhưng các quyết định phía sau của anh lại là những sai lầm. Năm lần bảy lượt anh đều nghe theo ý kiến của những người qua đường. Cả gia sản trong tay mà anh lại dùng nó thiếu tính toán kỹ lưỡng để rồi những gia sản ấy đi đời nhà ma. Có thể thấy ở đây, không những anh thợ mộc là người ba phải, mà còn cho thấy anh có mong muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại.

Truyện Đẽo cày giữa đường hướng đến đặc điểm một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi, thiếu chủ kiến và quá bị động. Nhan đề của truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã trở thành một thành ngữ. Đó có lẽ là một cách để con người thận trọng hơn trong việc lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác, phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn

1 76 lượt xem