Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ lớp 7 (Cánh Diều)

Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ lớp 7 Cánh Diều hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 116 lượt xem


Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. 

- Khi đọc văn bản thông tin, các em cần chú ý: 

+ Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?

+ Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

+ Đối tượng nào được giới thiệu trong văn bản?

+ Người viết chia đối tượng thành mấy loại? Trong mỗi loại lớn có những loại nhỏ nào?

+ Qua văn bản, em hiểu thêm những gì về đối tượng được giới thiệu?

- Đọc trước văn bản Ghe xuồng Nam Bộ; tìm hiểu thêm về các phương tiện này

- Em biết những phương tiện đi lại nào mang tính đặc trưng của người dân ở mỗi vùng miền trên đất nước ta? Trong số đó, em thích phương tiện nào nhất? Vì sao?

Lời giải:

- Văn bản triển khai thông tin theo cách phân loại đối tượng.

- Bố cục của văn bản: gồm 4 phần

+ Phần 1: giới thiệu đưa thông tin về ghe xuồng Nam Bộ

+ Phần 2: Phân loại xuồng

+ Phần 3: Phân loại ghe

+ Phần 4: Vai trò của ghe xuồng ở Nam Bộ

- Đối tượng được giới thiệu trong văn bản: ghe xuồng Nam Bộ.

- Người viết chia đối tượng làm 2 loại là ghe và xuồng. Trong xuồng thì có: xuồng ba lá, xuồng tam bản, xuồng độc mộc, xuồng máy. Ghe thì có ghe bầu, ghe lồng, ghe chai, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu, …

- Qua văn bản, em thấy đối tượng được giới thiệu rất đa dạng.

- Em biết những phương tiện đi lại mang tính đặc trưng của người dân ở mỗi vùng miền trên đất nước ta: người Nam Bộ dung ghe xuồng, người miền Bắc thì đi lại bằng xe ô tô, xe máy,… Em thích đi lại bằng xe bus tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính Ghe xuồng Nam Bộ: Văn bản giới thiệu về phương tiện đi lại hết sức phong phú của song nước miền Nam.

Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài 

Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phần 1 cho thấy bài viết sẽ triển khai ý tưởng và thông tin theo cách nào?

Lời giải:

Phần 1 cho thấy bài viết sẽ triển khai ý tưởng và thông tin theo cách thuyết minh.

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong phần 2 có mấy đối tượng được nhắc đến?

Lời giải:

Trong phần 2 có 6 đối tượng được nhắc đến là xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuống máy.

Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý các cước chú (i) và (ii) của văn bản 

Lời giải:

“tam bản” xuất xứ từ tiếng Hoa “xam bản”, ghe chai: laoị ghe có sức tải lớn.

Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phần 3 giới thiệu về loại phương tiện gì? Chú ý các loại nhỏ trong đó. 

Lời giải:

Phần 3 giới thiệu về các loại ghe gồm có ghe bầu, ghe lồng, ghe chai, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu, ghe câu, ghe cửa, ghe lưới,…

Câu 5 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Ở đoạn này, người viết có triển khai thông tin theo cách phân loại không?

Lời giải:

Ở đoạn này, người viết có triển khai thông tin theo cách phân loại.

Câu 6 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nội dung chính của phần 4 là gì?

Lời giải:

Nội dung chính của phần 4 là vai trò của ghe xuồng ở Nam Bộ.

Câu 7 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Các tài liệu tham khảo được tác giả xếp theo thứ tự nào?

Lời giải:

Các tài liệu tham khảo được tác giả xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

* Trả lời câu hỏi cuối bài 

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định bố cục của văn bản Ghe xuồng Nam Bộ. Nêu nội dung chính của mỗi phần trong văn bản. 

Lời giải:

Bố cục của văn bản: gồm 4 phần

+ Phần 1: giới thiệu đưa thông tin về ghe xuồng Nam Bộ

+ Phần 2: Phân loại xuồng

+ Phần 3: Phân loại ghe

+ Phần 4: Vai trò của ghe xuồng ở Nam Bộ

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Mục đích của văn bản là gì? Các nội dung trình bày trong văn bản đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

Lời giải:

Mục đích của văn bản nhằm giới thiệu về ghe xuồng Nam Bộ và công dụng của nó đối với người Nam Bộ.

- Các nội dung trình bày trong văn bản Ghe xuồng Nam Bộ đã làm sáng tỏ mục đích ấy bằng cách:

+ Miểu tả về các loại ghe xuồng được sử dụng.

+ Giới thiệu công dụng của các loại ghe, xuồng.

+ Khẳng định giá trị của ghe, xuồng.

Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người viết đã chọn cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể và hiệu quả của cách triển khai ấy.

Lời giải:

- Người viết đã chọn cách thuyết minh, giới thiệu để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản.

- Những biểu hiện cụ thể và hiệu quả:

Giới thiệu cho người đọc hình dung được hình dáng, cách chế tạo các loại ghe, xuồng.

+ Thuyết minh về công dụng và hiệu quả của từng loại ghe, xuồng.

Từ đó, người đọc có thể hiểu rõ về đối tượng thuyết minh.

Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Các cước chú (“tam bản”, “chài”) và tài liệu tham khảo trong văn bản có mục đích gì? Em thấy có cần cước chú thêm những từ ngữ, kí hiệu nào khác trong văn bản không?

Lời giải:

- Các cước chú (“tam bản”, “chài”) trong văn bản có mục đích giải thích cho từ ngữ trong văn bản có thể chưa rõ cho người đọc.

- Tài liệu tham khảo có mục đích khẳng định các nội dung trong văn bản được tác giả nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ, đồng thời giúp độc giả có thể tìm đọc các tài liệu đó để mở rộng thêm kiến thức.

- Không cần cước chú thêm những từ ngữ, kí hiệu nào khác trong văn bản vì các từ ngữ trong văn bản đều là từ phổ thông.

Câu 5 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Qua văn bản, em có nhận xét gì về ghe xuồng, nói riêng và các phương tiện đi lại ở Nam Bộ nói chung?

Lời giải:

Nhận xét về ghe xuồng, nói riêng và các phương tiện đi lại ở Nam Bộ nói chung:

- Các phương tiện được người Nam Bộ sáng tạo để sử dụng phù hợp với địa hình cảu vùng Nam Bộ.

- Các công dụng mang giá trị văn hóa đặc sắc của vùng Nam Bộ.

Câu 6 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để nêu một số nét thay đổi về phương tiện vận chuyển, đi lại hiện nay của vùng sông nước Nam Bộ.

Lời giải:

Một số nét thay đổi về phương tiện vận chuyển, đi lại hiện nay của vùng sông nước Nam Bộ:

- Các phương tiện đã được cải tiến nhiều hơn để giảm sức của người lao động.

- Các phương tiện được sử dụng đa dạng hơn: canô, tàu,…

1 116 lượt xem