Câu hỏi:
20 lượt xem* Đọc văn bản
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa tên khai sinh là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông được cấp học bổng sang Pháp học đại học. Ông đã theo học các ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.
Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Phạm Quang Lễ đã rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông đã cùng các đồng nghiệp chế tạo thành công những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay để tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc. Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.
Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
(Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam)
* Trả lời câu hỏi
Dựa vào đoạn mở đầu của bài đọc, em hãy giới thiệu về Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa:
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa tên khai sinh là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Các ngành mà ông đã học là: kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không; ngoài ra ông còn miệt mài chế tạo vũ khí.
Kể tên một số người có đóng góp lớn lao trong lao động và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Việc ông Phạm Quang Lễ quyết định về nước vào năm 1946 nói lên điều gì?
Nhà nước đã đánh giá công lao của Giáo sư Trần Đại Nghĩa như thế nào?
Tìm câu ghép trong mỗi đoạn văn dưới đây:
a. (1) Bắc Giang để lại cho tôi ấn tượng về cảnh sắc miền trung du đầy thú vị. (2) Những ngọn đồi thoai thoải, ngọn nọ gối lên ngọn kia. (3) Con đường mòn son đỏ quanh co, ẩn hiện trên triền đồi. (4) Những cây khế rừng lúc lỉu chùm quả chát chát chua chua, những cây mâm xôi chi chít quả đó chót, ngọt lịm. (Theo Trần Hoài Dương) |
b. (1) Trên đảo, mỗi ngày trẻ em đều nô nức tới trường. (2) Vùng đảo thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió có bao nhiêu điều đặc biệt thì các em cũng có bấy nhiêu trải nghiệm thú vị. (3) Sau những giờ học ở trường, các em cùng thầy giáo đi bơi, đi câu cá,... (4) Hễ trò gặp bài toán nào khó thì chúng lập tức chạy ngay qua nhà thầy. (5) Chúng thường được thầy giảng giải cho rất kĩ lưỡng. (6) Môi trường học trên đảo chỉ có hai thầy giáo và các thầy kiêm quản từ lớp Một đến lớp Năm. (Bùi Tiểu Quyên) |