Câu hỏi:

75 lượt xem
Tự luận

Câu 5 trang 15 sách bài tập GDCD 8: Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Sự khác biệt tạo nên tính đa dạng của các dân tộc, trong đó mỗi dân tộc mang một bản sắc, giá trị riêng.

B. Sự khác nhau về ngôn ngữ, chữ viết, trang phục của các dân tộc là biểu hiện sự đa dạng của các nền văn hoá trên thế giới.

C. Tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân thuộc các dân tộc khác nhau là một yêu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, là phẩm chất của người công dân toàn cầu.

D. Sự khác biệt về cá tính, sở thích, năng lực giữa mọi người trong một cộng đồng, dân tộc, quốc gia sẽ làm cộng đồng, dân tộc, quốc gia đó yếu đi.

E. Xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính đều xuất phát từ việc thiếu tôn trọng người khác, không chấp nhận sự khác biệt của các dân tộc.

G. Khi các dân tộc trên thế giới tôn trọng sự khác biệt của nhau, thế giới sẽ hoà bình và phát triển.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

- Ý kiến A. Đồng tình. Vì: Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình, tính cách,…; có có những nét riêng về truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ, phương thức sinh hoạt, chữ viết, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc,...

- Ý kiến B. Đồng tình. Vì: Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình, tính cách,…; có có những nét riêng về truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ, phương thức sinh hoạt, chữ viết, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc,...

- Ý kiến C. Đồng tình. Vì: mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có những nét đặc trưng riêng về bản sắc, có những nét đẹp riêng, đánh để chúng ta tôn trọng và học hỏi; do đó, chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt giữa các dân tộc, các nền văn hóa.

- Ý kiến D. Không đồng tình. Vì: Sự khác biệt về cá tính, sở thích, năng lực giữa mọi người trong một cộng đồng, dân tộc, quốc gia sẽ góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng và thúc đẩy cộng đồng, dân tộc, quốc gia đó phát triển.

- Ý kiến E. Đồng tình. Vì: một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính là do: sự thiếu tôn trọng người khác, không chấp nhận sự khác biệt của các dân tộc.

- Ý kiến G. Đồng tình. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 6:
Tự luận

Câu hỏi trang 14 sách bài tập GDCD 8: Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá thể hiện trong thông tin.

Thông tin 1. Không phải tất cả các châu lục đều có số lượng các ngôn ngữ đồng đều nhau. Theo các số liệu được thống kê cho biết, châu Á là châu lục đang dẫn đầu về sự đa dạng ngôn ngữ với 2 301 các ngôn ngữ khác nhau. Châu Phi theo sát với 2 138 thứ tiếng đang được sử dụng. Có khoảng 1 300 các ngôn ngữ ở Thái Bình Dương. Ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, con số này là 1 064 ngôn ngữ. Mặc dù châu Âu có nhiều các quốc gia khác nhau nhưng lại xếp cuối bảng với chỉ 286 thứ tiếng khác nhau.

Thông tin 2. Cư dân châu Âu và châu Mỹ khi gặp gỡ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội,... Cư dân ở châu Á khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng địa vị xã hội của cá nhân. Trong quan hệ, người châu Á coi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn nhau.

Thông tin 3. Mỗi quốc gia có tập tục đón Giao thừa khác nhau, với những điều độc đáo thú vị. Ở Đan Mạch, vào đúng 12 giờ đêm, mọi người leo lên ghế và nhảy xuống đất. Người Costa Rica vào lúc nửa đêm lấy vali kéo chạy quanh khu nhà. Ở Hy Lạp, hành tây tượng trưng cho sự tái sinh được treo lên cửa vào ngày cuối năm. Người Nhật rung chuông đủ 108 lần sẽ xua đuổi tội lỗi của con người, mang lại may mắn cho tất cả mọi người. Người Phi-líp-pin trang trí xung quanh mình những món đồ tròn trịa trong đêm giao thừa, từ tiền xu đến quả nho, quả táo,...

Tất cả đều để hi vọng đón một năm mới thịnh vượng, giàu có và may mắn.


8 tháng trước 63 lượt xem
Câu 7:
Tự luận

Câu hỏi trang 14 sách bài tập GDCD 8: Tôn trọng sự đa dạng sẽ mang lại giá trị gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không tôn trọng sự đa dạng đó?

Thông tin 1. Không phải tất cả các châu lục đều có số lượng các ngôn ngữ đồng đều nhau. Theo các số liệu được thống kê cho biết, châu Á là châu lục đang dẫn đầu về sự đa dạng ngôn ngữ với 2 301 các ngôn ngữ khác nhau. Châu Phi theo sát với 2 138 thứ tiếng đang được sử dụng. Có khoảng 1 300 các ngôn ngữ ở Thái Bình Dương. Ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, con số này là 1 064 ngôn ngữ. Mặc dù châu Âu có nhiều các quốc gia khác nhau nhưng lại xếp cuối bảng với chỉ 286 thứ tiếng khác nhau.

Thông tin 2. Cư dân châu Âu và châu Mỹ khi gặp gỡ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội,... Cư dân ở châu Á khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng địa vị xã hội của cá nhân. Trong quan hệ, người châu Á coi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn nhau.

Thông tin 3. Mỗi quốc gia có tập tục đón Giao thừa khác nhau, với những điều độc đáo thú vị. Ở Đan Mạch, vào đúng 12 giờ đêm, mọi người leo lên ghế và nhảy xuống đất. Người Costa Rica vào lúc nửa đêm lấy vali kéo chạy quanh khu nhà. Ở Hy Lạp, hành tây tượng trưng cho sự tái sinh được treo lên cửa vào ngày cuối năm. Người Nhật rung chuông đủ 108 lần sẽ xua đuổi tội lỗi của con người, mang lại may mắn cho tất cả mọi người. Người Phi-líp-pin trang trí xung quanh mình những món đồ tròn trịa trong đêm giao thừa, từ tiền xu đến quả nho, quả táo,...

Tất cả đều để hi vọng đón một năm mới thịnh vượng, giàu có và may mắn.


8 tháng trước 57 lượt xem