Câu hỏi:
53 lượt xemGiới thiệu một cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước ta.
Chuẩn bị.
– Tìm hiểu những thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.
G: Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), động Phong
Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), đảo Ngọc – Phú Quốc (Kiên Giang),...
– Tìm đọc trên sách báo, in-tơ-nét,… thông tin về một thắng cảnh em muốn giới thiệu. Ghi chép những thông tin quan trọng về thắng cảnh.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Em tìm hiểu thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam:
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: gây ấn tượng với tổng diện tích lên đến
200 000 ha cùng hệ thống 300 hang động lớn nhỏ nằm bên trong các ngọn núi đá vôi. Những hang động nổi tiếng tại đây phải kể đến như Động Phong Nha, Sông Chày Hang Tối, Hang Tám Cô, Động Thiên Đường, Thác Gió - Vườn Thực Vật,... Đặt chân vào các hang động nơi đây, bạn sẽ được chứng kiến hệ thống thạch nhũ tuyệt đẹp cùng hệ sinh thái cực kỳ đa dạng. Khí hậu tại Phong Nha - Kẻ Bàng quanh năm mát mẻ nên rất lý tưởng để du lịch.
Cố đô Huế: Quần thể di tích cố đô Huế là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam trong suốt 143 năm kể từ năm 1802. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di tích văn hoá thế giới. Dù trải qua bao năm tháng hay chiến tranh khốc liệt, đến nay Cố đô Huế vẫn giữa được những nét kiến trúc từ thuở ban đầu. Cố đô Huế có 16 hạng mục công trình, trong đó nổi bật nhất phải kể đến Cung điện trong Tử Cấm Thành, Kinh Thành, Hoàng Thành, đàn Nam Giao, lăng tẩm, Võ Miếu, Văn Miếu, Hồ Quyền và Chùa Thiên Mụ.
Thánh địa Mỹ Sơn: Tọa lạc tại tỉnh Quảng Nam, thánh địa Mỹ Sơn là quần thể kiến trúc với hơn 70 đền đài Chăm Pa cực kỳ độc đáo, nơi đây được chính thức phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1999. Dù bị chiến tranh lẫn thời gian tàn phá nặng nề nhưng đến nay các công trình của người Chăm Pa tại Mỹ Sơn hầu như vẫn còn nguyên vẹn
Nhân vật “tôi” có cảm xúc gì khi được đến Xa-ha-ra? Cảm xúc đó được thể hiện ra sao?
Viết lại một số câu hoặc đoạn văn trong bài làm của em cho hay hơn theo gợi ý sau:
Cách 1: Sử dụng từ ngữ giàu sức gợi tả và hình ảnh so sánh, nhân hoá để cảnh vật hiện ra sống động hơn.
Ví dụ: Đôi bờ sông Vôn-ga được mùa thu thêu lên một màu vàng óng như hai dải lụa. Con tàu màu gạch tươi đi ngược dòng sông, bánh lái uể oải khuấy động mặt nước xanh thẫm. Nó kéo theo ở đầu sợi dây cáp dài một chiếc xà lan xám trông giống như con bọ đất. Mặt trời lững lờ di chuyển trên sông, cảnh vật đổi mới từng giờ từng phút. (Theo Mác-xim Go-rơ-ki) |
Cách 2: Đan xen câu văn nêu suy nghĩ, cảm xúc đối với phong cảnh được miêu tả.
Ví dụ: Núi non, sông nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn. (Thi Sảnh) |