Câu hỏi:

23 lượt xem
Tự luận

Hương vị Tết bốn phương

Người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa để tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới. Họ tin rằng, sợi mì dài và dai là biểu tượng cho sự trường thọ và may mắn.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Hương vị Tết bốn phương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)


Người Lào thường tặng nhau món lạp thay lời chúc may mắn đầu năm. Lạp được làm bằng thịt gà hoặc thịt bò tươi trộn với gia vị và thính, ăn chung với xôi nóng.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Hương vị Tết bốn phương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)


Người dân Ca-na-đa thường ăn món bánh bột nướng vào dịp năm mới. Nhân bánh làm từ thịt bò, thịt heo hoặc cá hồi và khoai tây băm nhỏ, bên ngoài là lớp bột thơm ngon.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Hương vị Tết bốn phương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm bánh bột ngô nhồi với pho mát và thịt, gói trong lá chuối hoặc lá ngô vào các dịp lễ tết. Sau khi hoàn thành, bánh được gửi biếu bạn bè, gia đình và hàng xóm.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Hương vị Tết bốn phương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thảo Nguyên tổng hợp

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Giải nghĩa từ

- Sô-ba (Soba): một món mi truyền thống của người Nhật, có thể ăn nóng hoặc lạnh.

- Thính: bột làm bằng gạo hoặc ngô rang giã nhỏ, có mùi thơm.

* Nội dung chính: Mỗi đất nước đều có một món ăn truyền thống làm nên hương vị tết độc đáo, riêng biệt. Món ăn ngày tết còn tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa những thành viên trong gia đình, bạn bè và hàng xóm láng giềng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ