Câu hỏi:

84 lượt xem
Tự luận

Nói 2 – 3 câu giới thiệu về quê hương em hoặc địa phương em. Cảnh vật nào ở đó khiến em nhớ nhất? Vì sao?

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Bài 1:

Mỗi dịp nghỉ hè, em thường về thăm quê. Nơi đây là một vùng quê xinh đẹp và yên bình. Những buổi sáng, ông mặt trời thức dậy từ sớm để đánh thức mọi vật. Ấn tượng nhất phải kể đến cánh đồng lúa rộng mênh mông phía xa. Những bông lúa chín nặng trĩu, vàng ươm. Nhấp nhô giữa đồng là các bác nông dân đang làm việc hăng say. Khung cảnh mới đẹp làm sao!

Bài 2:

Quê hương em không đẹp nên thơ nhưng em vẫn tự hào mà nói rằng được thả diều mỗi chiều trên đê quả là tuyệt. Những tia nắng cuối cùng trong ngày còn sót lại cũng là lúc lũ trẻ chúng em kéo nhau ra bãi cát chân đê chơi. Từng làn gió mát phả trong không khí đưa những chiếc diều bay xa và bay cao. Nó gửi gắm ước mơ về một tương lai tươi đẹp của bọn trẻ thôn quê. Chao ôi! Một ngày sôi động, ồn ã đã kết thúc để nhường chỗ cho một đêm yên ả.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 2:
Tự luận

Cây đa quê hương

Bài 17: Cây đa quê hương Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Nói đến làng quê, trong kí ức tôi, đậm nét nhất là hình ảnh cây đa trước xóm. Cây đa ấy không có tên chính thức, nó mang tên chung rất đỗi thân thuộc với mọi người: cây đa quê hương.

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn, đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những con quạ đậu trên cao, nhìn cũng chẳng rõ. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những ụ, những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì, có khi tưởng chừng như ai cười ai nói trong cành, trong lá.

Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Đây đó, ễnh ương ộp oạp, và xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu bắt đầu ra về, lững thững từng bước nặng nề, nhịp nhàng. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

(Theo Nguyễn Khắc Viện)

Từ ngữ

Cổ kính: cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm.

Chót vót: (cao) vượt lên hẳn những vật xung quanh.

- Lững thững: (đi) chậm, từng bước một.

Nghĩ về quê hương, tác giả nhớ nhất hình ảnh nào?


6 tháng trước 50 lượt xem
Câu 11:
Tự luận

Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Cây sim

Cây sim chắc là có họ với cây mua, chúng đều mọc ở vùng trung du, trên những mảnh đất cằn cỗi.

Nếu hoa mua có màu tím hồng thì hoa sim tím nhạt, phơn phớt như má con gái. Tuy nó không thơm nhưng lại tươi non như một niềm vui cứ lan toả làm cho sườn đồi sỏi đá cũng thêm đáng yêu, đáng mến.

Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy. Cái sừng trâu là cái tai quả, nó chính là đài hoa đã già. Con trâu mộng ấy chỉ bằng đốt ngón tay, ngọt lịm và có dư vị một chút chan chát. Ăn sim xong, cả môi, cả lưỡi, cả răng ta đều tím. Chắc khi hoa sim tàn đi làm quả, màu tím đọng lại từng tí một, thành thứ mật ngọt tím thẫm ấy. Cả nắng gió trên đồi, cả mưa cũng không chịu tan đi, cứ tích luỹ lại, thành ra màu tím không giống bất cứ một thứ màu tím của quả vườn nào.

Đi chơi trên đồi, leo dốc này vượt dốc khác, tìm thấy bụi sim, hải quả chín mà ăn, đúng là bắt được thứ của trời cho, đầy ngon lành, hứng thú, về nhà vẫn còn nhớ mãi.

(Theo Băng Sơn)

Bài 17: Cây đa quê hương Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

a. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên.

b. Mở bài giới thiệu những gì về cây sim?

c. Cây sim được miêu tả như thế nào ở phần thân bài?

Bài 17: Cây đa quê hương Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

d. Phần kết bài nói về điều gì? Tình cảm của người viết đối với cây sim được thể hiện qua chi tiết nào?


6 tháng trước 133 lượt xem