Câu hỏi:

29 lượt xem
Tự luận

Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm nào?

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

- Xuất thân: Người nông dân trong 'Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc' là người nông dân nghèo bị áp bức, bị bóc lột và chứng kiến cảnh đất nước rơi vào tay giặc trước sự bất lực của triều đình.

- Vẻ đẹp của người nông dân :

+ Ở văn học trung đại, người nông dân hiện lên với vẻ đẹp của sự chăm chỉ, cần mẫn, kiên trì, chịu thương chịu khó, hiền lành, chất phác.

+ Người nông dân trong 'Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc' tuy cũng có vẻ ngoài chân chất, mộc mạc, tuy nhiên ở họ sáng lên vẻ đẹp của người chiến sĩ, anh dũng, gan trường, bất chấp hiểm nguy vì Tổ quốc.

- Tư tưởng :

+ Người nông dân trong văn học trung đại cũng như bao quần thần, họ mang nặng tư tưởng trung quân ái quốc .

+ Người nông dân trong 'Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc' đã có sự thay đổi lớn về mặt tư tưởng khi vua chỉ là bù nhìn, đi ngược lại với quyền lợi của người dân. Tình yêu nước đối lập với lòng trung vua.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ