Câu hỏi:
137 lượt xemBài 17 trang 79 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ông H là đại biểu Quốc hội được phân công nhiệm vụ là Giám sát quá trình hoạt động trưng cầu ý dân của Quốc hội về chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Trong quá trình Giám sát, ông H phát hiện bà M đã lợi dụng lúc mọi người không chú ý thay đổi phiếu trưng cầu ý dân, nhằm làm thay đổi kết quả trưng cầu ý dân.
a) Theo em, hành vi của bà M có vi phạm quy định của pháp luật về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân không? Nếu có, hậu quả của hành vi đó là gì?
b) Nếu là ông H trong tình huống này, em sẽ làm gì để bảo vệ quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
♦ Yêu cầu a) Hành vi thay đổi phiếu trưng cầu ý dân nhằm làm thay đổi kết quả trưng cầu của bà M là vi phạm quy định của pháp luật về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân. Hành vi của bà M có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) “Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giá mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.
♦ Yêu cầu b) Nếu là ông H trong tình huống này, em sẽ tố cáo hành vi của bà M lên cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.
Bài 2 trang 75 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào sau đây là đúng về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền dân chủ của công dân.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền bình đẳng của công dân.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền tự do của công dân.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền tự nhiên của công dân.