Câu hỏi:
54 lượt xemBài 16 trang 79 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong quá trình Quốc hội tổ chức trưng cầu ý dân về nội dung bản Dự thảo Hiến pháp, anh D đã bắt vợ mình là chị K (20 tuổi) phải đồng ý biểu quyết nội dung bản Dự thảo Hiến pháp.
Chị K băn khoăn không biết hành vi của anh D có vi phạm pháp luật về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội không.
Em hãy cho biết hành vi của anh D có vi phạm pháp luật về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội không. Hậu quả của hành vi đó là gì?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Hành vi của anh D vi phạm pháp luật về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, vì đã xâm phạm đến quyền biểu quyết của chị K. Hành vi của anh D có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 160 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) “Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 im hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm”.
Bài 2 trang 75 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào sau đây là đúng về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền dân chủ của công dân.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền bình đẳng của công dân.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền tự do của công dân.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền tự nhiên của công dân.