Câu hỏi:
60 lượt xemCâu 23 trang 66 sách bài tập GDCD 8: Sau một thời gian làm việc cho công ty A theo hợp đồng lao động đã kí kết, phòng nhân sự phát hiện anh T đã sử dụng bằng tốt nghiệp của người khác để nộp hồ sơ. Do đó, phòng nhân sự đã yêu cầu anh T phải nộp lại bằng tốt nghiệp cho công ty. Tuy nhiên, anh T không đồng ý vì cho rằng mình đã vào làm rồi thì không cần phải nộp thêm giấy tờ gì.
Theo em, hành vi của anh T có vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của các bên khi tham gia hợp đồng lao động không? Nếu có thì anh T sẽ bị xử phạt như thế nào?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Hành vi của anh T sử dụng bằng tốt nghiệp của người khác để nộp hồ sơ và kí hợp đồng lao động với công ty A là vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của các bên khi tham gia hợp đồng lao động. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động “Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kĩ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu”.
- Hành vi của anh T có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 04/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định số 04 đã quy định xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi “Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác”.
Câu 14 trang 63 sách bài tập GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân theo quy định của pháp luật?
Ý kiến |
Đồng tình |
Không đồng tình |
A. Lao động là trách nhiệm của tất cả mọi người. |
||
B. Người lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. |
||
C. Lao động chưa thành niên được làm việc ở khu vực có chứa hoá chất độc hại. |
||
D. Người sử dụng lao động luôn tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động. |
||
E. Mỗi người chỉ cần coi trọng lao động của bản thân mình. |
||
G. Lao động của mỗi cá nhân góp phần vào sự phát triển của xã hội. |
||
H. Người lao động được nghỉ các ngày lễ lớn. |
Câu 15 trang 63 sách bài tập GDCD 8: Hành vi nào dưới đây vi phạm hoặc không vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân theo quy định của pháp luật?
Hành vi |
Vi phạm |
Không vi phạm |
A. Anh A không cho vợ đi làm sau khi kết hôn. |
||
B. Bố mẹ động viên T đi làm sau khi tốt nghiệp đại học. |
||
C. Bà H bắt em K(15 tuổi) bê vác các thùng hàng rất nặng. |
||
D. Bạn Q chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ bán hàng ở ngoài chợ. |
||
E. Anh V không cung cấp các thông tin cá nhân cho công ty khi tham gia hợp đồng lao động. |
||
G. Ông D là giám đốc đã có lời lẽ xúc phạm anh M là công nhân của công ty. |
||
H. Người lao động được nghỉ các ngày lễ lớn. |
b) trang 64 sách bài tập GDCD 8: Em rút ra bài học gì cho bản thân?
b) trang 65 sách bài tập GDCD 8: Trong trường hợp trên, chị K có quyền gì?