Câu hỏi:
81 lượt xemCâu 21 trang 66 sách bài tập GDCD 8: Thấy D (16 tuổi) cao lớn nên anh P đã quyết định tuyển dụng vào xí nghiệp của mình làm việc. Theo hợp đồng lao động đã kí, công việc của D là dọn dẹp vệ sinh ở xưởng cơ khí. Nhưng khi làm việc, anh P lại thường bắt D làm 10 giờ trong một ngày, tham gia vận chuyển hoá chất cho công ty.
Theo em, hành vi của anh P có vi phạm quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên không? Nếu có, anh P phải chịu hậu quả như thế nào?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Hành vi của anh P thường bắt D làm 10 giờ trong một ngày, tham gia vận chuyển hoá chất cho công ty là vi phạm quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động năm 2019. Trong đó, khoản 2 Điều 146 quy định thời giờ làm việc của người chưa thành niên “Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần” và điểm c khoản 1 Điều 147 quy định công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi “Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hoá chất, khí gas, chất nổ”.
- Hành vi của anh P có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 12/2022/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể, hành vi của anh P vi phạm các quy định sau:
+ Vi phạm điểm d khoản 2 Điều 29 Nghị định số 12 bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi “Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép”.
+ Vi phạm điểm c khoản 3 Điều 29 Nghị định số 12 bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi “Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm” quy định tại Điều 147 Bộ luật Lao động năm 2019, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 14 trang 63 sách bài tập GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân theo quy định của pháp luật?
Ý kiến |
Đồng tình |
Không đồng tình |
A. Lao động là trách nhiệm của tất cả mọi người. |
||
B. Người lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. |
||
C. Lao động chưa thành niên được làm việc ở khu vực có chứa hoá chất độc hại. |
||
D. Người sử dụng lao động luôn tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động. |
||
E. Mỗi người chỉ cần coi trọng lao động của bản thân mình. |
||
G. Lao động của mỗi cá nhân góp phần vào sự phát triển của xã hội. |
||
H. Người lao động được nghỉ các ngày lễ lớn. |
Câu 15 trang 63 sách bài tập GDCD 8: Hành vi nào dưới đây vi phạm hoặc không vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân theo quy định của pháp luật?
Hành vi |
Vi phạm |
Không vi phạm |
A. Anh A không cho vợ đi làm sau khi kết hôn. |
||
B. Bố mẹ động viên T đi làm sau khi tốt nghiệp đại học. |
||
C. Bà H bắt em K(15 tuổi) bê vác các thùng hàng rất nặng. |
||
D. Bạn Q chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ bán hàng ở ngoài chợ. |
||
E. Anh V không cung cấp các thông tin cá nhân cho công ty khi tham gia hợp đồng lao động. |
||
G. Ông D là giám đốc đã có lời lẽ xúc phạm anh M là công nhân của công ty. |
||
H. Người lao động được nghỉ các ngày lễ lớn. |
b) trang 64 sách bài tập GDCD 8: Em rút ra bài học gì cho bản thân?
b) trang 65 sách bài tập GDCD 8: Trong trường hợp trên, chị K có quyền gì?