Câu hỏi:
127 lượt xemBài 3 trang 40 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Thực hiện yêu cầu:
a. Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 – 3 nghĩa chuyển của từ “ngọt”.
b. Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ 'ngọt' đã tìm được.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Phương pháp giải:
a. Em tra từ điển theo cách đã được hướng dẫn ở câu 1.
1. Dò trang có chữ cái đầu tiên của từ.
2. Dò từ trên xuống theo thứ tự để tìm vị trí của từ cần tra.
3. Đọc phần giải nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp.
b. Em suy nghĩ và đặt câu phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a.
- Nghĩa gốc: có vị như vị của đường, mật.
- Nghĩa chuyển:
+ (lời nói, âm thanh) dễ nghe, êm tai, dễ làm xiêu lòng.
+ (món ăn) có vị ngon như vị mì chính
b.
- Quả bưởi này rất ngọt.
- Gà này ngọt thịt quá!
- Giọng nói của cô ấy ngọt ngào quá!
Bài 1 trang 39 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:
Hướng dẫn sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa của từ đa nghĩa 1. Dò trang có chữ cái đầu tiên của từ. 2. Dò từ trên xuống theo thứ tự để tìm vị trí của từ cần tra. 3. Đọc phần giải nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp. |
|
Lưu ý: - Các nghĩa của một từ đa nghĩa được trình bày trong một mục từ. - Nghĩa 1 là nghĩa gốc, các nghĩa 2, 3,... là nghĩa chuyển. - Mỗi nghĩa thường kèm theo ví dụ minh họa là các từ ngữ hoặc câu văn. |
Ví dụ: Kết 1 Đan, bện. Cổng chào kết bằng lá dừa. 2 Tập hợp lại và làm cho gắn chặt với nhau. Chiếc bè được kết từ những cây nứa. 3 Gắn bó với nhau bằng quan hệ tình cảm thân thiết. Kết bạn. 4 Dính bết vào nhau. Nhựa cây kết đặc lại. 5 Hình thành quả, củ từ hoa hay rễ. Đơm hoa kết quả. |
a. Trong ví dụ, từ “kết' được trình bày mấy nghĩa? Nghĩa nào là nghĩa gốc? Các nghĩa nào là nghĩa chuyển?
b. Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và 1 – 2 nghĩa chuyển của từ “kết”.