Câu hỏi:
50 lượt xemTìm đọc 2 – 3 bài ca dao về di tích, lễ hội hoặc sản vật độc đáo của một địa phương.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
– Ca dao về di tích:
“Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh”
“Ngọ Môn năm cửa, chín lầu
Cột cờ ba bậc, Phu Văn Lân hai tầng”
– Ca dao về lễ hội:
“Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”
“Tháng sáu hội Gai
Tháng hai hội Mía”
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
– Ca dao về sản vật độc đáo của địa phương:
“Bánh đa chợ Cày, bánh tày chợ Voi”
“Cá chùa Cầu, cau Diên Phước, thước thợ Kim Bồng”
“Ai về nhớ quế Trà My
Nhớ tiêu Tiên Phước, nhớ mì Hội An”
Những chi tiết nào cho thấy đàn t’rưng là nhạc cụ phổ biến, được yêu thích ở Tây Nguyên?
Bài đọc giúp em cảm nhận được điều gì về cuộc sống và con người Tây Nguyên?
Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Nêu tác dụng của việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn.
Cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk vào mùa mưa có rất nhiều hồ nước. Đó là những vạt đất trũng, phơi nắng suốt mấy tháng mùa khô. Bước vào mùa mưa, chúng trở thành những hồ nước đầy ăm ắp như những chiếc gương lớn. (Theo Thiên Lương) |
Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây nói về ai? Việc dùng những từ ngữ đó có tác dụng gì?
Xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và tiếng dương cầm da diết của người thiếu nữ mù, Bét-tô-ven đến bên cây đàn, ngồi xuống và bắt đầu chơi. Những nốt nhạc ngẫu hứng vang lên, tràn đầy cảm xúc yêu thương của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc êm ái, nhẹ nhàng như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ như sóng sông Đa-nuýp. (Theo Tiếng Việt 1, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022)
|
Các từ ngữ in đậm trong mỗi đoạn văn dưới đây thay thế cho những từ ngữ nào?
a. Đến Tây Bắc, bạn sẽ gặp những nghệ nhân người Mông thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió. Hình bóng họ in trên nền trời xanh hệt như một tuyệt tác của thiên nhiên. (Theo Hà Phong) |
b. Một giây... hai giây... ba giây. Vèo một cái, con dơi buông người nhảy dù vào không trung rồi biến mất như một tia chớp. Chúng tôi vỗ tay reo hò ầm ĩ. Tối hôm ấy, chúng tôi rước đèn, chúng tôi phá cỗ, thỉnh thoảng lại ngước lên vòm trời trong biếc xem có thấy “nhà du hành” bay trở lại hay không. (Theo Vũ Tú Nam) |
c. Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót... Hót một lúc lâu, “nhạc sĩ giang hồ” không tên, không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ... (Theo Ngọc Giao) |