Câu hỏi:
54 lượt xemTóm tắt ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, mục đích viết và nội dung chính của các văn bản nghị luận đã học trong bài dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Lời giải
Hướng dẫn giải:
|
Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian |
Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” |
Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” |
Ý kiến |
Đề cao trí tuệ của nhân dân |
- Vẻ đẹp của bông hoa sen.
- Triết lí nhân sinh được gửi gắm. |
Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. |
Lí lẽ và bằng chứng |
- Lí lẽ 1: Thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong cách ứng xử.
+ Bằng chứng 1: Em bé đáp trả bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố.
- Lí lẽ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian.
+ Bằng chứng 2: chỉ ra sự bất hợp lí trong câu hỏi.
- Lí lẽ 3: Người kể chuyện nâng nhân vật em bé lên một tầng cao mới, nhấn mạng vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình.
+ Bằng chứng 3: người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”. |
- Lí lẽ 1: Vẻ đẹp của hoa sen được miêu tả khéo léo, tài tình.
+ Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm.
Bằng chứng 1.1: Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho trở thành tương đối và có tính thuyết phục.
+ Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.
Bằng chứng 1.2: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí.
+ Lí lẽ 2: tác giả dân gian gửi gắm những triết lí sống sâu sắc. |
- Sức hấp dẫn của truyện ngắn từ chi tiết chiếc lá cuối cùng
+ Bằng chứng: chiếc lá làm cho tâm trạng nhân vật bất hạnh và có phần Giôn-xi được hồi sinh.
- Sức hấp dẫn của truyện ngắn qua kết thúc bất ngờ
+ Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ-mơn, về kiệt tác chiếc lá cuối cùng. |
Mục đích viết |
Đề cao sự sáng suốt của trí tuệ dân gian. |
Từ hình ảnh hoa sen tác giả dân gian muốn đề cao lối sống cao thượng, trong sạch của con người Việt Nam. |
Bàn luận về cái hay trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng |
Nội dung chính |
Khẳng định vị trí của trí tuệ của nhân dân trong xã hội. |
Vẻ đẹp hoàn mĩ của hoa sen trong ca dao và ý nghĩa đằng sau hình ảnh bông hoa sen ấy. |
Sức hấp dẫn của truyện được thể hiện qua 2 chi tiết là chiếc lá cuối cùng và kết thúc bất ngờ. |
Trình bày đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.