Câu hỏi:
40 lượt xemTrong câu sau, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Theo em, cách dùng từ nào hay hơn? Vì sao?
Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã sắp xếp tình huống để cho người ta đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì quốc gia sẽ phải “tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước làng giềng ”
(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Trong câu trên, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi. Từ “khen ngợi” thể hiện sự tán thưởng còn từ “tôn vinh” ở một tầm cao mới, áp đảo tất cả. Theo câu trên, trí tuệ dân gian đã trở thành một năng lực vượt trội, vì vậy dùng từ “tôn vinh” sẽ hợp lý hơn.
Tìm những từ ghép có yếu tố Hán Việt trong bảng sau (cột hai) và giải thích ý nghĩa của những từ đó (làm vào vở):
STT |
Yếu tố Hán Việt |
Từ ghép Hán Việt |
1 |
Quốc (nước) |
Quốc gia, ... |
2 |
Gia (nhà) |
Gia đình, ... |
3 |
Gia (tăng thêm) |
Gia vị, ... |
4 |
Biến (tai họa) |
Tai biến, ... |
5 |
Biến (thay đổi) |
Biến hình, ... |
6 |
Hội (họp lại) |
Hội thao, ... |
7 |
Hữu (có) |
Hữu hình, ... |
8 |
Hóa (thay đổi, biến thành) |
Tha hóa,. . |