Câu hỏi:
2785 lượt xemCâu 6: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đỉnh. Đoạn văn có sử dụng it nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Đoạn văn mẫu tham khảo
Trong gia đình mình, có lẽ người gắn nhất chính là ông nội của tôi. Năm nay, ông đã ngoài bảy mươi tuổi. Nhưng ông vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Ông rất yêu thích công việc trồng cây nên khu vườn nhà tôi luôn xanh tốt quanh năm. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Cứ mỗi buổi chiều, ông lại ra vườn để chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông đã dạy tôi phải chăm chút chúng một cách nâng niu, cẩn thận. Mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi. Cây ổi cho tôi leo trèo cùng lũ bạn trong xóm. Cây cam cho trái thơm ngọt ngào. Những khóm hoa: đồng tiền, cẩm tú cầu, mười giờ... giúp tôi cảm thấy thư giãn sau một ngày học tập mệt mỏi. Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm vườn tài ba”. Không chỉ vậy, tôi còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Đó là những bài học bổ ích giúp tôi sống tốt hơn mỗi ngày. Tôi rất yêu ông nội của mình. Tôi mong ông sẽ thật khỏe mạnh để sống cùng gia đình tôi thật lâu.
- Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi.
- Câu văn có nhiều vị ngữ: Lúc đó, tôi lại chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn.
Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Lẵng quả thông” và ý nghĩa của từng đoạn.
Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Con muốn làm một cái cây” và ý nghĩa của từng đoạn.
Câu 7: Hình ảnh cây ổi xuất hiện từ đầu đến cuối câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?
Câu 8: Qua câu chuyện này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?
Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Và tôi nhớ khói” và ý nghĩa của từng đoạn.
Câu 2: Đọc đoạn trích sau:
[...] Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quả, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.
a. Xác định câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ.
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong đoạn văn.
Câu 5: Đọc đoạn văn sau:
Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người. Làng có đứa bé mới chào đời, giữa
một ngày đông buốt giá. [... ] Trong bếp, ngọn lửa nhảy nhót reo vui phần phật, khói
bay lên qua mái nhà rất nhanh, rất cao.
a. Tìm các từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hoá trong đoạn văn trên.
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn đó.
Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Cô bé bán diêm” và ý nghĩa của từng đoạn.
Câu 5: Chỉ ra các yếu tố của truyện được thể hiện trong văn bản Cô bé bán diêm bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Các yếu tố của truyện |
Cô bé bán diêm |
Đề tài |
|
Nhân vật |
|
Sự việc |
|
Chi tiết tiêu biểu |
|
Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản |
|
Chủ đề |
|
Câu 2: Em học được điều gì từ cách kể về một trải nghiệm của bản thân?
Câu 3: Dựa vào phiếu học tập sau, ghi lại những câu trả lời của em về câu hỏi lớn được đặt ra ở đầu bài học (làm vào vở):
Câu hỏi lớn |
Câu trả lời của em |
Việc nuôi dưỡng một đời sống tâm hồn phong phú có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta? |
Một là … |
Hai là … |
|
Ba là … |
|
… |