10 Đề thi Lịch sử 11 Giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo (có đáp án 2024) chi tiết giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 11 Giữa Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học ...
Môn: Lịch Sử lớp 11
Thời gian làm bài: phút
Đề thi Giữa Học kì 1 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo (Đề số 1)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1: Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ nhất trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. Giai cấp tư sản.
B. Nông dân.
C. Tăng lữ Giáo hội.
D. Bình dân thành thị.
Câu 2: Những đại diện tiêu biểu trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) là
A. C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I. Lê-nin.
B. S.Mông-te-xki-ơ, Ph.Vôn-te, G.Rút-xô.
C. C.Phu-ri-ê, C.Xanh-xi-mông, R.Ô-oen.
D. A.Xmit, C.Xanh-xi-mông, Ph.Vôn-te.
Câu 3: Nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là gì?
A. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.
B. Thống nhất thị trường dân tộc.
C. Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến.
D. Hình thành quốc gia dân tộc.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những tiền đề về xã hội của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
A. Xuất hiện các lực lượng xã hội mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B. Mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội mới với chế độ phong kiến hoặc chủ nghĩa thực dân.
C. Quần chúng nhân dân sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản và quý tộc mới… để làm cách mạng.
D. Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới…, đại diện cho phương thức sản xuất phong kiến.
Câu 5: Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp được biểu hiện rõ nét thông qua phong trào nào sau đây?
A. “Phát triển ngoại thương”.
B. “Phát kiến địa lí”.
C. “Rào đất cướp ruộng”.
D. “Cách mạng Xanh”.
Câu 6: Các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới thực hiện mục tiêu nào sau đây?
A. Xây dựng nhà nước pháp quyền và rthúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tự nhiên.
B. Xóa bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
C. Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.
D. Duy trì, bảo vệ và củng cố nền cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế.
Câu 7: Khẩu hiệu nổi tiếng nào dưới đây có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. “Độc lập - Tự do - hạnh phúc”.
B. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
C. “Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.
D. “Thống nhất hoàn toàn hay là chết?”.
Câu 8: Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII) đã đạt được kết quả nào sau đây?
A. Lật đổ sự thống trị của thực dân của Anh, giành độc lập dân tộc.
B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
C. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
D. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ; thống nhất lãnh thổ, thị trường dân tộc.
Câu 9: Khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một phần nội dung trong bản tuyên ngôn nào dưới đây?
A. Tuyên ngôn Độc lập (Mỹ, 1776)
B. Tuyên ngôn hòa bình (Ấn Độ, 1920).
C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).
D. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ (Mỹ, 1862).
Câu 10: Dù có những nguyên nhân bùng nổ, hình thức, diễn biến và kết quả khác nhau, song các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đều giống nhau về
A. mục tiêu chung (xóa bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản).
B. lực lượng lãnh đạo (liên minh giữa giai cấp tư sản với tầng lớp quý tộc tư sản hóa).
C. nhiệm vụ cách mạng (xóa chế độ nô lệ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển).
D. động lực chính của cách mạng (giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hóa).
Câu 11: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn
A. tự do cạnh tranh.
B. đế quốc chủ nghĩa.
C. chủ nghĩa tư bản hiện đại.
D. chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Câu 12: Vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, đời sống kinh tế - xã hội của các nước Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ có sự chuyển biến to lớn, do tác động của
A. cách mạng 4.0.
B. cách mạng nhung.
C. cách mạng công nghiệp.
D. cách mạng công nghệ.
Câu 13: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB độc quyền => CNTB hiện đại.
B. CNTB độc quyền => CNTB hiện đại => CNTB tự do cạnh tranh.
C. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB hiện đại => CNTB độc quyền.
D. CNTB hiện đại => CNTB độc quyền => CNTB tự do cạnh tranh.
Câu 14: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (bắt đầu từ năm 1868) đã
A. xóa bỏ quyền lực chính trị của bộ phận quý tộc tư sản hóa, lật đổ ngôi vua.
B. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa tới sự xác lập của chế độ cộng hòa.
C. lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành lại nền độc lập dân tộc.
D. đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 15: Sự kiện nào dưới đây phản ánh về thách thức cùa chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Rô-bốt Xô-phi-a được cấp quyền công dân (2017).
B. Phong trào “99 chống lại 1” bùng nổ ở Mỹ (2011).
C. Khủng hoảng thừa (1929 - 1933).
D. Khủng hoảng hoa Tulip (1637).
Câu 16: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Anh được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”, do
A. hệ thống thuộc địa của Anh bị thu hẹp về vùng xích đạo.
B. phần lớn thuộc địa của Anh tập trung ở vùng xích đạo.
C. hệ thống thuộc địa của Anh trải rộng ở khắp các châu lục.
D. nhà nước Anh tập trung vào phát triển năng lượng Mặt Trời.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa.
B. Tạo cơ sở cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
C. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.
D. Tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt,…
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Khoảng cách giàu - nghèo được thu hẹp, các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
B. Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.
C. Có bề dày kinh nghiệm, phương pháp quản lí kinh tế và hệ thống pháp chế hoàn chỉnh.
D. Có khả năng điều chỉnh và thích nghi để tiêp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
Câu 19: Tiểu thuyết “Triệu phú khu ổ chuột” (xuất bản năm 2006) của tác giả Vikas Swarup đã phơi bày nhiều mặt trái trong xã hội ở các nước tư bản hiện nay, nổi bật là tình trạng…
A. phân hóa giàu - nghèo.
B. xung đột sắc tộc.
C. xung đột tôn giáo.
D. kì thị, phân biệt chủng tộc.
Câu 20: Rô-bốt đầu tiên trong lịch sử được cấp quyền công dân là
A. Xô-phi-a.
B. A-si-mô.
C. Chi-hi-a Ai-cô.
D. Q-ri-ô.
Câu 21: Đại hội Xô viết toàn Nga lần Thứ hai, khai mạc đêm 25/10/1917 đã
A. ban hành “Chính sách Cộng sản thời chiến”.
B. phát động cuộc chiến đấu chống “thù trong giặc ngoài”.
C. thông qua “Chính sách kinh tế mới” do Lê-nin soạn thảo.
D. tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu.
Câu 22: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á gắn liền với những quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Triều Tiên,…
B. Việt Nam, Cu-ba, Trung Quốc, Lào,…
C. Triều Tiên, Việt Nam, Cu-ba, Mông Cổ,…
D. Mông Cổ, Vê-nê-xu-ê-la, Cu-ba, Việt Nam,…
Câu 23: Chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở các nước Đông Âu vào thời gian nào?
A. Cuối những năm 60 của thế kỉ XX.
B. Cuối những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Cuối những năm 90 của thế kỉ XX.
Câu 24: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu mốc hoàn thành của quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (tháng 3/1921).
B. Bản Hiệp ước Liên bang được thông qua (tháng 12/1922).
C. Tuyên ngôn thành lập Liên bang Xô viết được thông qua (tháng 12/1922).
D. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (tháng 1/1924).
Câu 25: Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã
A. đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội.
B. đánh dấu sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
C. xác lập hoàn chỉnh cục diện hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
D. khẳng định sự thắng thế hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á.
Câu 26: Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?
A. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
B. Phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình cải cách, cải tổ.
C. Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học -công nghệ.
D. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Câu 27: Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
A. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết.
B. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin.
C. Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới.
D. Để lại bài học kinh nghiệm về mô hình nhà nước sau khi giành chính quyền.
Câu 28: Trong những năm 1944 -1945, điều kiện khách quan thuận lợi nào đã thúc đẩy nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân?
A. Phát xít Đức chuyển hướng tấn công sang đánh chiếm các nước ở Bắc Âu và Tây Âu.
B. Sự viện trợ về mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô, Trung Quốc,…
C. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu.
D. Phe Đồng minh suy yếu, liên tục thất bại và buộc phải rút khỏi mặt trận Đông Âu.
Câu 29: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự sụp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Cảnh giác trước âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch.
B. Coi trọng việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học -công nghệ.
C. Lấy cải tổ về chính trị - tư tưởng làm trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước.
D. Thực hiện đường lối lãnh đạo đúng đắn, phù hợp với tình hình đất nước và thế giới.
Câu 30: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là sự sụp đổ của
A. chế độ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới.
B. mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa khoa học.
C. học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa.
D. ước mơ và niềm tin của nhân loại về chủ nghĩa cộng sản.
Câu 31: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sau năm 1991 tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh ở những quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba.
B. Trung Quốc, Nga, Việt Nam, Lào.
C. Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Cu-ba.
D. Lào, Cu-ba, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Câu 32: Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là
A. mở rộng quan hệ hợp tác, đối thoại, thỏa hiệp.
B. thiết lập quan hệ đồng minh với các nước lớn.
C. tham gia mọi tổ chức khu vực và quốc tế.
D. lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
Câu 33: Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước châu Á, khu vực Mỹ La-tinh là cơ sở vững chắc để chứng minh
A. chủ nghĩa xã hội có sức sống, có triển vọng thực sự trên thế giới.
B. chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.
C. chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển và mở rộng về không gian địa lí.
D. chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống trên phạm vi thế giới.
Câu 34: Việt Nam có thể học hỏi bài học kinh nghiệm nào từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc?
A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
B. Nâng cao vài trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
D. Hạn chế hội nhập kinh tế để bảo vệ thị trường nội địa.
Câu 35: Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh phần lớn các nước Đông Nam Á
A. mới được hình thành.
B. đang là thuộc địa của Trung Hoa.
C. đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.
D. bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng.
Câu 36: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?
A. Phát triển hệ thống giao thông vận tải.
B. Chú trọng hoạt động khai thác khoáng sản.
C. Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.
D. Chia ruộng đất cho nông dân nghèo.
Câu 37: Nhận thức được mối đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây và nhu cầu phát triển đất nước, từ giữa thế kỉ XIX, triều đình Xiêm đã
A. thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng.
B. thực hiện chính sách cấm đạo Thiên Chúa.
C. tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại.
D. khước từ mọi quan hệ giao thương với phương Tây.
Câu 38: Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?
A. Mỹ tấn công, đánh chiếm Phi-líp-pin.
B. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca.
C. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam).
D. Thực dân Anh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a.
Câu 39: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á?
A. Tư bản phương Tây có nhu cầu cao về nguyên liệu, nhân công, thị trường.
B. Đông Nam Á có vị trí quan trọng trong tuyến đường giao thương trên biển.
C. Kinh tế của các nước tư bản phương Tây đang bị Đông Nam Á cạnh tranh.
D. Khu vực Đông Nam Á có tài nguyên phong phú, nguồn nhân công dồi dào.
Câu 40: So với các nước Đông Nam Á khác, tình hình chính trị ở Xiêm cuối thế kỉ XIX có điểm gì khác biệt?
A. Xiêm bị biến thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
B. Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối.
C. Xiêm trở thành vùng phụ thuộc của Anh.
D. Xiêm bị biến thành vùng bảo hộ của Pháp.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học ...
Môn: Lịch Sử lớp 11
Thời gian làm bài: phút
Đề thi Giữa Học kì 1 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo (Đề số 2)
đang cập nhật