10 Đề thi Lịch sử 11 Giữa học kì 2 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức (có đáp án 2024) chi tiết giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 11 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 132 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Lịch sử 11 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

- Áp dụng: các trường THPT có phân phối số tiết của học kì 2 là: 1 tiết lịch sử/ tuần

- Hình thức: đề hỗn hợp, gồm: 70% trắc nghiệm + 30% tự luận

Nội dung kiến thức

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

 

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV)

3

 

2

 

 

 

 

1 câu

(1đ)

Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

3

 

3

 

 

 

 

 

Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

2

 

1

 

 

1 câu (2,0 đ)

 

 

Tổng số câu hỏi

8

0

6

0

0

1

0

1

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

 

70%

30%

 

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: Lịch sử lớp 11

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Giữa Học kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức (Đề số 1)

I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Một trong những chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Hồ Quý Ly là

A. ban hành tiền đồng thay thế cho tiền giấy.

B. phát hành tiền đồng “Thái Bình hưng bảo”.

C. ban hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng.

D. phát hành tiền giấy “Việt Nam đồng”.

Câu 2: Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng của Hồ Quý Ly?

A. Xây dựng phòng tuyến chống giặc Minh trên sông Như Nguyệt.

B. Chế tạo nhiều loại vũ khí mới: súng thần cơ, cổ lâu thuyền,…

C. Bố trí mai phục và đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.

D. Dời đô từ thành An Tôn (Thanh Hóa) về Thăng Long.

Câu 3: Trên lĩnh vực văn hóa, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã

A. chú trọng Phật giáo, hạn chế Nho giáo. B. dịch sách từ chữ Nôm sang chữ Hán.

C. đề cao và khuyến khích dùng chữ Nôm. D. nâng Phật giáo lên vị trí Quốc giáo.

Câu 4: Chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly được hiểu là việc

A. khuyến khích nhân dân đi khai hoang lập ấp.

B. cho phép quý tộc lập các điền trang rộng lớn.

C. hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân.

D. cho phép vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang.

Câu 5: Sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV được phản ánh thông qua nội dung nào sau đây?

A. Nhà Trần bất lực trước các yêu sách ngang ngược của nhà Minh.

B. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.

C. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.

D. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê vào giữa thế kỉ XV?

A. Kinh tế - xã hội phục hồi và phát triển; đời sống nhân dân ổn định.

B. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng ngày càng phổ biến.

C. Xuất hiện những mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.

D. Đại Việt phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh.

Câu 7: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành

A. 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô. B. 24 lộ, phủ, châu.

C. 12 lộ, phủ, châu. D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.

Câu 8: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên được gọi là

A. quân điền. B. lộc điền. C. phúc điền. D. thọ điền.

Câu 9: Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật là

A. gia tăng hình phạt đối với người phạm tội là trẻ nhỏ hoặc người tàn tật.

B. đề cao tuyệt đối địa vị của nam giới, phụ nữ không có quyền lợi gì.

C. bảo vệ những người yếu thế trong xã hội (phụ nữ, trẻ em, người tàn tật,…).

D. xóa bỏ hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc tuổi còn nhỏ.

Câu 10: Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu để

A. ghi chép lại chính sử của đất nước. B. quy định chế độ thi cử của nhà nước.

C. tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên. D. ca ngợi công lao của các vị vua.

Câu 11: Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã

A. tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.

B. giúp Đại Việt giữ vững vị thế là cường quốc hùng mạnh nhất khu vực châu Á.

C. tăng cường tiềm lực đất nước, góp phần vào chiến thắng chống quân Minh.

D. giúp giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội Đại Việt đương thời.

Câu 12: Sau cải cách của vua Minh Mạng, hệ thống hành chính của Đại Nam được phân cấp theo mô hình từ trên xuống, gồm:

A. tỉnh → phủ → huyện/châu → tổng → xã.

B. đạo thừa tuyên → phủ → châu/ huyện → xã.

C. xã → tổng → châu/ huyện → phủ → tỉnh.

D. phủ → tỉnh → huyện/ châu → hương → xã.

Câu 12: Những cơ quan trung ương mới được thành lập sau cải cách của vua Minh Mạng là

A. Nội các; Đô sát viện và Cơ mật viện.

B. Thái y viện; Tôn nhân phủ và Quốc sử viện.

C. Thái y viện; Quốc sử viện và Sùng chính viện.

D. Tôn nhân phủ; Hàn lâm viện và Sùng chính viện.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách của vua Minh Mạng đối với vùng dân tộc thiểu số?

A. Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng.

B. Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương.

C. Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.

D. Chỉ bổ nhiệm quan cai trị là các tù trưởng địa phương.

Câu 14: Để đặt cơ sở pháp lí cho nhà nước quân chủ, năm 1815, nhà Nguyễn đã

A. ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ. B. đổi quốc hiệu thành Việt Nam.

C. thực hiện cải cách hành chính. D. thi hành chính sách cấm đạo.

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Đọc những nhận định sau và thực hiện yêu cầu:

- Nhận định a) Sau khi lên ngôi, nhằm xây dựng một hệ thống chính quyền quy củ và hiệu quả hơn, Minh Mạng đã từng bước tiến hành những chính sách cải cách lớn.

- Nhận định b) Cuộc cải cách của Minh Mạng đã để lại nhiều di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia thời kì cận - hiện đại, đặc biệt là cấu trúc phân cấp hành chính địa phương (tỉnh => huyện => xã).

- Nhận định c) Dưới thời Minh Mạng, phép Hồi tị bị bãi bỏ. Nhà vua khuyến khích: những người làm quan nhậm chức ngay tại quê quán của mình.

- Nhận định d) Sau cải cách hành chính thời Minh Mạng, cả nước Việt Nam được chia thành 13 đạo/ Thừa tuyên và 1 phủ Trung đô (Thăng Long).

- Nhận định e) Để ổn định tình hình đất nước, trong những năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng đã gia tăng quyền lực cho Tổng trấn Bắc Thành và Gia Định Thành.

- Nhận định g) Bộ máy chính quyền thời Gia Long và những năm đầu thời Ming Mạng thiếu sự thống nhất, đồng bộ và tập trung. Quyền lực của nhà vua và triều đình bị hạn chế, không kiểm soát chặt chẽ được các trấn.

Yêu cầu:

a) Xác định tính đúng/ sai của những nhận định trên.

b) Sửa lại những nhận định sai.

Câu 2 (1,0 điểm): Liên hệ với thực tiễn và tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet, cho biết những bài học kinh nghiệm nào từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam hiện nay?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: Lịch sử lớp 11

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Giữa Học kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức (Đề số 2)

đang cập nhật

1 132 lượt xem
Mua tài liệu