Đề cương ôn tập Lịch sử 11 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)

Sinx.edu.vn biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Lịch sử 11 Giữa học kì 1 sách Kết nối tri thức giúp bạn đạt kết quả cao trong bài thi Lịch sử 11 Giữa học kì 1.

1 128 lượt xem


Đề cương ôn tập Lịch sử 11 Giữa học kì 1 (Kết nối tri thức 2024)

I. NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Câu 1. Trình bày tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội, xã hội của cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp?

Câu 2. Phân tích mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng, kết quả, ý nghĩa cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp?

Câu 3. Quan sát các hình 4, 5 và trả lời câu hỏi.

a. Trình bày những nét chính về hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Việt Nam.

b. Cho biết bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ có ảnh hưởng như thế nào đến bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam

Câu 4. Trình bày khái niệm cách mạng tư sản?

Câu 5. So sánh các cuộc cách mạng tư sản theo tiêu chí sau:

Nội dung

Cách mạng tư sản Anh

Chiến tranh giành độc

lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Cách mạng tư sản Pháp

Tiền đề

 

 

 

 

Mục tiêu

 

 

 

Nhiệm vụ

 

 

 

Lãnh đạo

 

 

 

Động Lực

 

 

 

Hình thức

 

 

 
 

Câu 6. Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ?

Câu 7. Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?

Câu 8. Chọn các cụm từ cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trong đoạn tư liệu để thể hiện năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền: A. tổ chức độc quyền, B. chia xong đất đai, C. tư bản ngân hàng, D. xuất khẩu tư bản, E. liên minh độc quyền.

“1. Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những … (1) có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.

2. Sự hợp nhất ... (2) với tư bản công nghiệp và trên cơ sở “tư bản tài chính” đó xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.

3. Việc ... (3), khác với việc xuất khẩu hàng hoá, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

4. Sự hình thành những (4) quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.

5. Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã (5) trên thế giới”.

(Lê-nin, Toàn tập, Tập 27, NXB Sự thật, Hà Nội, 1961, tr.402)

II.LUYỆN TẬP

A. Trắc nghiệm và đánh giá năng lực

Câu 1. Trước khi bùng nổ cách mạng tư sản, đa số các nước ở khu vực Tây Âu theo chế độ

A. quân chủ chuyên chế
B. quân chủ lập hiến.
C. cộng hòa dân chủ
D. cộng hòa nhân dân.

Câu 2. Đến thế kỷ XVII, một trong những ngành kinh tế phát triển ở Anh là

A. công nghiệp len, dạ
B. làm gốm, rèn sắt.
C. thủ công mỹ nghệ.
D. săn bắt, hái lượm.

Câu 3: Nửa sau thế kỉ XIX, Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở

A. Châu Âu.
B. Đông Nam Á.
C. Đông Phi.
D. Tây Phi.

Câu 4: Một trong những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản Âu-Mĩ khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là

A. chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ.
B. xâm lược thuộc địa bằng vũ lực.
C. tập thể hóa nông nghiệp.
D. quốc hữu hóa các xí nghiệp.

Câu 5: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một trong những quốc gia ở Châu Á đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa là

A. Thụy Điển.
B. Phần Lan
. C. Nhật Bản.
D. Ba Lan.

Câu 6: Ý nào sau đây là một trong những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

A. Bất bình đẳng xã hội.
B. Chỉ dân chủ với tư sản.
C. Khủng hoảng thường xuyên sảy ra.
D. Có trình độ sản suất phát triển cao.

Câu 7. Sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chính quyền Xô viết đã ban hành sắc lệnh nào sau
đây?

A. Nha bình dân học vụ.
B. Hòa bình và ruộng đất.
C. Chính sách kinh tế mới.
D. Chính sách mới.

Câu 8. Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa nào sau đây ?

A. Tăng cường sức mạnh nhà nước Xô viết
B. Chống thù trong giặc ngoài
C. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
D. Phát triển chủ nghĩa xã hội ở Tây Âu

Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội dần dần mở rộng và phát triển sang các nước

A. Đông Âu.
B. Tây Âu.
C. Nhật Bản.
D. Canađa.

Câu 10. Tháng 12/1978, Trung Quốc đã làm gì để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế?

A. Cải cách và mở cửa.
B. Cải cách và đổi mới.
C. Kinh tế mới.
D. Cộng sản thời chiến.

Câu 11. Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba từ năm 1991 đã chứng minh

A.sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới có nhiều biến động.
B.chủ nghĩa tư bản tiếp tục bộc lộ nhiều hạn chế.
C.chủ nghĩa tư bản đã chính thức không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
D.chủ nghĩa xã hội ngày càng được mở rộng và phát triển.

Câu 12. Từ thế kỉ XVI, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hải đảo đang trong tình trạng

A. suy yếu.
B. phát triển.
C. phục hồi.
D. hình thành.

Câu 13. Từ cuối thế kỉ XIX, nhằm xóa bỏ nền độc lập đối với Miến Điện và ba nước Đông Dương, thực dân Anh và Pháp tiến hành chính sách nào sau đây?

A. Cải cách dân chủ.
B. Chia để trị.
C. Chia ruộng đất cho nhân dân.
D. Cải cách giáo dục.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa công cuộc cải cách ở Xiêm (giữa thế kỉ XIX)?

A. Bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền.
B. thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa.
C. đưa đất nước phát triển lên xã hội chủ nghĩa.
D. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

1 128 lượt xem