30 câu Trắc nghiệm Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (có đáp án 2024) – GDCD 6 Cánh diều
Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 6 (có đáp án) Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 6 Bài 10.
Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phần 1: 10 câu trắc nghiệm GDCD 6 Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 1: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Bố K là người Trung Quốc. Mẹ K là người Hàn Quốc. Năm 2020, bố mẹ K tới Việt Nam sinh sống và làm việc; K sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam. Tại thời điểm sinh K (năm 2021), bố mẹ K tranh cãi và không thể thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho K.
Theo em, trong tình huống trên, K sẽ mang quốc tịch của quốc gia nào?
A. Trung Quốc.
B. Hàn Quốc.
C. Việt Nam.
D. Không mang quốc tích nước nào.
Đáp án C
- Trường hợp người được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì người con được mang quốc tịch Việt Nam.
Câu 2: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
H có bố là công dân Đức, mẹ là người Việt Nam. Khi H sinh ra ở Việt Nam. Bố mẹ H không thỏa thuận việc bạn H sẽ mang quốc tịch Đức hay Việt Nam. Năm H 12 tuổi, gia đình H về Đức sinh sống.
Theo em, H mang quốc tịch của nước nào?
A. Việt Nam.
B. Đức.
C. Không mang quốc tịch nước nào.
D. Tùy theo sở thích của H muốn làm công dân nước nào.
Đáp án A
H mang quốc tịch Việt Nam vì H sinh ra ở Việt Nam và cha mẹ không thoả thuận được quốc tịch cho con. Người có quốc tịch Việt Nam là người sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
Câu 3: Trong các trường hợp dưới đây, ai không phải là công dân Việt Nam?
A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.
B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.
C. Trẻ em có cha mẹ là người nước ngoài, được sinh ra ở Việt Nam.
D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng học tập tại nước ngoài.
Đáp án C
- Trẻ em có cha mẹ là người nước ngoài => sẽ được công nhận quốc tịch theo quốc tích của cha hoặc mẹ.
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân Việt Nam
A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.
B. Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam.
C. Người nước ngoài sang Việt Nam công tác.
D. Người Việt Nam đi công tác tại nước ngoài.
Đáp án C
- Người nước ngoài sang Việt Nam công tác không phải là công dân Việt Nam.
Câu 5: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Anh K là người Pháp; chị A là người Trung Quốc. Trong quá trình sinh sống và học tập tại Việt Nam, anh K và chị A tham gia CLB Thiện nguyện hỗ trợ người vô gia cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Trong một đêm mùa đông lạnh giá, anh K phát hiện phát hiện một em bé sơ sinh được quấn chăn, đặt trong nôi, bên cạnh có đồ sơ sinh, nhưng không có bất cứ giấy tờ nào cho biết thông tin vềcha, mẹ của bé. Ngay lập tức, anh K hô hào mọi người trong nhóm thiện nguyện tới, mọi người thống nhất phương án:
- Trao lại bé cho cơ quan chức năng.
- Trong thời gian chờ đợi cơ quan chức năng giải quyết, em bé sẽ do chị A chăm dóc, bảo vệ.
Theo em, em bé sơ sinh trong tình huống trên sẽ được mang quốc tịch nước nào?
A. Nước Pháp (theo quốc tịch của anh K – người phát hiện ra em bé).
B. Nước Trung Quốc (theo quốc tích chị A – người tạm thời chăm sóc bé).
C. Nước Việt Nam, vì được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam, khi không rõ cha mẹ.
D. Không mang quốc tịch của bất cứ quốc gia nào.
- Em bé sơ sinh trong tình huống trên được xác định mang quốc tịch Việt Nam vì: bé được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam và không xác định được cha, mẹ bé là ai.
Câu 6: Khái niệm “công dân” được hiểu là
A. người dân của một nước.
B. người có công với Tổ quốc.
C. người vô gia cư.
D. người làm trong các cơ quan công vụ.
Đáp án A
Khái niệm “công dân” được hiểu là người dân của một nước (SGK trang 49).
Câu 7: Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?
A. Quốc ca.
B. Quốc kì.
C. Quốc hoa.
D. Quốc tịch.
Đáp án D
Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân đó (SGK trang 49).
Câu 8: Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây để xác định công dân của một nước?
A. Tiếng nói.
B. Màu da
C. Nơi sống
D. Quốc tịch
Đáp án D
Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân đó (SGK trang 49).
Câu 9: Quốc tịch của một người được ghi nhận ở loại giấy tờ nào dưới đây?
A. Thẻ căn cước công dân.
B. Thẻ bảo hiểm y tế.
C. Thẻ ngân hàng.
D. Thẻ tín dụng.
Đáp án A
Quốc tịch của một người được ghi nhận ở Thẻ căn cước công dân (hoặc chứng minh thư nhân dân).
Câu 10: Trường hợp nào dưới đây không được xác định là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Có bố và mẹ là người mang quốc tịch Việt Nam.
B. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ.
C. Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
D. Có bố và mẹ là người nước ngoài, đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Đáp án D
- Trường hợp D sẽ không được xác định là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do cả bố và mẹ của người đó là người nước ngoài (không phải công dân Việt Nam).
Câu 11: Trong các trường hợp dưới đây, ai là công dân Việt Nam?
A. Bạn Q có bố và mẹ đều là công dân Việt Nam, hiện đang sống ở Nga.
B. Bạn A có bố mẹ là người Mỹ, hiện nay đang sống và làm việc ở Việt Nam.
C. Bạn L có bố mẹ là người Trung Quốc, hiện đang sống và làm việc ở Việt Nam.
D. Bạn P có ông nội là người Mĩ, bà nội người Việt Nam; bố mẹ đều có quốc tịch Mĩ.
Đáp án A
- Theo luật pháp về công nhận quốc tịch qui định: người được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà có cả ca và mẹ đều là công dân Việt Nam thì người đó có quốc tịch Việt Nam.
Phần 2: Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Công dân của một nước
- Công dân là người dân của một nước.
- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân nước đó.
2. Công dân nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
- Người có quốc tịch Việt Nam là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam.
+ Khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.
+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú ở Việt Nam, còn cha không rõ là ai.
+ Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.